Trẻ em bị tàn nhang là vấn đề khiến nhiều phụ huynh đau đầu bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới vẻ ngoài và sự tự tin của trẻ. Khắc phục thế nào nếu da bé có đốm nâu? Trẻ nhỏ có nên laser không?
Nội dung bài viết
Cũng giống như người lớn, tàn nhang ở trẻ nhỏ là những đốm nâu xuất hiện rải rác trên da, kích thước từ 0.3 – 0.5cm, màu nâu nhạt hoặc cánh gián, phổ biến ở các khu vực như má, mũi, cằm…
Lý giải tình trạng tàn nhang ở trẻ nhỏ, các bác sĩ chỉ ra 5 nguyên nhân chính:
Thứ nhất, đốm nâu trên da bé hình thành do yếu tố di truyền. Trong đó, mã gen quy định tính chất da chứa mật độ melanin cao hơn so với bình thường. Bởi vậy, nếu phụ huynh đã và đang mắc căn bệnh này thì 90% con cái mình cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự.
Nghiên cứu cho thấy bé gái thường dễ bị đốm nâu hơn bé trai. Nguyên nhân là do cấu trúc da bé gái thường mỏng hơn, nguồn MSH (hormone tạo ra melanin) cao hơn, tính ổn định của nội tiết tố tương đối kém. Do đó, cha mẹ nên lường trước điều này và có hướng điều trị từ sớm.
Tác nhân thứ 2 khiến da trẻ có đốm nâu là tiếp xúc với tia UV. Trước nguồn sáng cực mạnh của ánh nắng mặt trời, làn da mong manh của bé sẽ không thể chống đỡ nổi. UV qua thượng bì khiến hệ sắc tố mất cân bằng, tạo ra lượng lớn melanin từ đó sinh ra tàn nhang.
Cùng với đó, mật độ đốm nâu thưa hay dày tùy thuộc vào vùng da bị UV xâm hại. Trẻ càng chạy nắng thì da càng nhiều tàn nhang, thời điểm nắng ‘độc’ nhất là từ 10 – 15 giờ. Hơn nữa, bệnh cũng biến đổi theo mùa, vào mùa hè – thu sẽ đậm hơn mùa đông – xuân.
Vệ sinh không đúng cách cũng là yếu tố ‘then chốt’ cần chú ý. Một số phụ huynh thường rửa mặt cho con 1 cách qua loa, không dưỡng ẩm, để da bé khô nẻ vào mùa đông. Việc này khiến lớp thượng bì bị bào mòn, da trẻ không còn khả năng ‘tự vệ’ trước UV nữa.
Ngược lại, rất nhiều phụ huynh cho con tiếp cận với sữa rửa mặt quá sớm thậm chí dùng chung đồ skincare với mình. Làn da ‘non nớt’ của bé sẽ bị tổn thương nặng bởi các thành phần hóa học và dẫn tới hàng loạt bệnh lý.
Tàn nhang trên da bé một phần là do chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Cụ thể, thời gian ăn – ngủ – nghỉ của bé mất cân đối khiến nội tiết tố rối loạn và chức năng da suy giảm. Điều này càng nghiêm trọng hơn với những trẻ đang trong giai đoạn dậy thì – Cơ thể có những biến chuyển nhất định.
Bên cạnh đó, việc cho bé sử dụng các thiết bị di động quá 3 giờ/ngày cũng là tác nhân trọng yếu. Ánh sáng xanh có sức ‘công phá’ da rất lớn, khiến chuyển hóa da chậm lại, đồng thời đẩy nhanh tốc độ già hóa tế bào. Da bé thường có dấu hiệu bủng beo, xanh xao và nhiều đốm nâu.
Theo các bác sĩ da liễu, khi phát hiện con mình mắc tàn nhang, cha mẹ hãy chữa trị ngay tránh để đốm nâu lan rộng. Hãy thử một trong 6 tips sau:
Khoai tây chính là bí quyết số 1 trong việc điều trị tàn nhang. Cụ thể, nhựa khoai chứa nanomoxit, pentosan và folate hữu cơ – 3 chất này giúp hấp thụ melanin, dưỡng trắng và ngăn tàn nhang lây lan. Da bé cũng nhẵn mịn và mềm mại hơn.
Đặc biệt, trong khoai còn có các axit lành tính, thiamin và nguồn xơ có lợi. Vì thế, khoai giúp trẻ tránh khỏi rôm sảy, mẩn ngứa và nứt nẻ vào mùa đông.
Vitamin E gần giống với chất tự nhiên trong da, nó tham gia chu trình tái tạo biểu mô, ức chế MSH và kích thích collagen sinh trưởng. Nhờ thế mà vùng đốm nâu lặn đi nhanh chóng.
Ngoài tính năng trên, vitamin E còn bổ sung nguồn ẩm, chống mụn đầu trắng ở tuổi dậy thì. Làn da của bé cũng ít bị kích ứng nếu thời tiết thay đổi đột ngột. Tiến hành 3 lần/tuần theo các bước:
Cà chua được mệnh danh là ‘khắc tinh’ của mọi đốm nâu trên da. Nhờ thành phần mangan, kẽm và kali, các liên kết melanin sẽ được triệt tiêu toàn bộ, diện tích đốm nâu thu hẹp, da bé trắng sáng và đều màu ở các khu vực.
Hơn thế, loại quả này còn chứa niacin, vitamin A, K và paraganne. Chúng giúp da bé đủ khả năng chống đỡ UV, không bị bụi bẩn hay vi khuẩn tác động. Với các bạn nhỏ bị mụn mủ, cà chua cũng là tips để mủ mau xẹp xuống.
Là một thực vật lành tính nên rau má rất thích hợp để giúp trẻ ‘đánh bay’ tàn nhang. Rau má vừa giải độc, vừa tiêu viêm, giúp da không những hết đốm nâu mà còn căng mịn bất ngờ.
Thêm nữa, hợp chất saponin và alkaloid trong rau má còn tăng sức đề kháng cho da, giúp da trẻ phát triển tự nhiên, ít bị nổi mụn vào lúc dậy thì. Ngoài việc dùng mask rau má, bạn có thể động viên trẻ uống nước hoặc ăn canh rau má nhé,
Với làn da non nớt của trẻ thì dùng dưa chuột là một giải pháp an toàn. Hơn thế, loại quả này cũng chứa rất nhiều C – chất khiến vùng đốm nâu bị bào mòn và biến mất khỏi gương mặt.
Thêm nữa, dưa leo chứa carotene, noxitol và niacinamide – chất giúp da bé được nuôi dưỡng sâu. Bạn sẽ yên tâm khi con mình không bị nổi mẩn, mụn nhọt, rôm sảy trong mùa nóng bức.
Lô hội chính là nguyên liệu cuối cùng cha mẹ có thể áp dụng để dưỡng da cho trẻ. Nha đam nổi bật với khả năng diệt khuẩn, loại bỏ da thừa và điều tiết melanin. Vùng đốm nâu của bé sẽ mờ dần, thu hẹp lại, kích thước đốm nâu cũng nhỏ đi đáng kể.
Mặt khác, nha đam cũng giúp bé tránh được các bệnh như tay – chân – miệng, dày leo, hắc lào, zona thần kinh nhờ tính kháng viêm lý tưởng. Bạn nên để bé dùng lô hội 3 lần/tuần, kết hợp với lúc tắm rửa.
Khác với người trưởng thành, trẻ em chỉ nên áp dụng các tips tự nhiên thay vì dùng laser tần số cao. Khi các bé trên 18 tuổi, sức khỏe tốt, phụ huynh được phép cho con mình điều trị laser bình thường.
Nhằm khắc phục tình trạng đốm nâu ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên bảo vệ làn da của bé ngay từ lúc 2 tuổi.
6 lưu ý được các bác sĩ da liễu khuyên dùng là:
Lưu ý: Mọi vấn đề về da của trẻ cần tới bác sĩ để tư vấn. Không nên áp dụng mẹo vặt được lan truyền trên MXH.
Điều quan trọng nhất khi trẻ em bị tàn nhang là cha mẹ cần chọn giải pháp đúng đắn để xử lý. Hãy vận dụng 6 tips của Kangnam, giúp làn da trẻ phát triển tự nhiên và thực hiện laser khi bé đủ 18 tuổi nhé.