Tiêm filler môi có đau không là băn khoăn của nhiều chị em khi có dự định tân trang đôi môi của mình. Vì sao tiêm HA lại ít đau và ít biến chứng? Cảm nhận thực tế của người trong cuộc ra sao? Đọc bài viết của Kangnam để thẩm mỹ môi an toàn – đúng cách.
Nội dung bài viết
Filler là loại hình thẩm mỹ không phẫu thuật nên khi dùng cho môi, khách hàng sẽ thấy ít đau hoặc không hề đau đớn.
Dưới góc độ khoa học, sở dĩ tiêm filler môi ít đau là do các ưu điểm sau:
Khảo sát cho thấy 95% khách hàng sau khi tiêm môi đều không đau hoặc chỉ châm chích nhẹ. 5% còn lại sẽ bị căng tức và lạnh môi nhưng vẫn trong giới hạn chịu đựng.
Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận định mức độ đau của tiêm filler thuộc loại nhẹ nhất, dao động từ 4 – 5 del unit (giống vết kiến cắn). Thời điểm đau nặng là sau 1 – 2 tiếng hậu phẫu, giảm dần trong 24 tiếng và kết thúc sau 2 ngày.
Khách quan mà nói, mức độ đau nặng – nhẹ sau khi tiêm HA ở mỗi người là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào cơ địa, cách chăm sóc và vô số yếu tố khác. Sau đây là một vài review từ người trong cuộc.
‘Không biết mọi người thế nào chứ mình chỉ đau 1 ngày, còn chưa tới 1 ngày ấy. Mình tiêm lúc 9:00 sáng mà tới đêm đã đỡ hẳn rồi, sáng hôm sau môi cũng hết sưng luôn. Lúc sau tiêm là đau nhất, kiểu tê buốt với căng tức miệng lắm. Mình có chườm đá với uống thuốc thì thấy không việc gì nữa.
Nhưng mà việc chọn bác sĩ với địa chỉ tiêm quan trọng lắm nhé, đau hay không phụ thuộc vào điều đó hết đấy. Nhiều đứa bạn mình bơm lung tung xong miệng sưng vù mấy ngày liền luôn, nhìn mà sợ’.
‘Trộm vía tiêm filler môi tại Kangnam không đau luôn, bác sĩ thao tác nhẹ nhàng cực, loáng 1 cái đã xong. Mình đã chuẩn bị tâm lý đau mấy ngày mà cuối cùng thở phào nhẹ nhõm. Chắc do thể lực mình tốt, chỉ thấy châm chích chút thôi chứ không vấn đề gì.
Với cả chất lượng tiêm của Kangnam cũng ‘đỉnh’ lắm mọi người ơi. Mới có 1 hôm mà miệng đã đầy đặn, căng bóng nhìn ưng lắm. Dịch vụ tại đây cũng xịn nữa, chắc chắn ghé lại lần sau.’
‘Trước khi tiêm là mình đã xác định phải đau 1 tuần do cơ địa yếu với dễ kích ứng. Thế mà lần này đầu xuôi đuôi lọt, đầu tư tới Kangnam với chọn filler Mỹ xịn nên ít đau hẳn. Ngày thứ nhất thì đúng là đau thật nhưng sang ngày thứ 2 thì không còn luôn.
Bác sĩ dặn mình uống nước, ít nói chuyện, chườm đá và thoa kem dưỡng. Các bác cũng kiêng ăn trứng với hải sản nhé, làm vậy miệng dễ sưng mủ và nhiễm trùng lắm. Nói chung chọn bệnh viện tốt + kiêng cữ khoa học là không đau đâu.’
Nhìn vào thực tế, rất nhiều khách hàng tiêm filler xong bị đau từ 2 – 3 tuần, thậm chí có người sưng đau mãi không khỏi. Lý giải thực trạng này, các bác sĩ chỉ ra 3 nguyên nhân cơ bản:
Chất lượng filler chính là tác nhân đầu tiên bạn cần xét tới. Filler chuẩn vốn là HA đã được tinh lọc 3 bước. Nếu không đạt đủ 3 bước này, filler sẽ còn dư cặn độc và ảnh hưởng trực tiếp tới môi.
Các biểu hiện là: Miệng tím bầm, phì đại cực độ, miệng vết chích đỏ ửng và có dịch chảy ra. Với các khách hàng thể lực yếu, bạn sẽ chóng mặt, tê nhức vùng hàm mặt, nặng hơn là buồn ói và rơi vào hôn mê.
Để tránh trường hợp trên, ngay từ khâu thăm khám, bạn nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc filler. Ưu tiên dòng filler của Mỹ, Đức, Hàn, Nhật – Các dòng HA được FDA công nhận. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu bệnh viện cho biết thông tin filler và chọn loại mình mong muốn.
Mặt khác, liều lượng filler cho mỗi lần tiêm cũng là điều đáng chú ý. Trung bình với môi sẽ tốn khoảng 0.6 – 0.9cc. Không được phép tiêm quá liều để tránh ngộ độc.
Nhân tố quan trọng khác khiến tiêm môi filler bị sưng lâu ngày là kỹ thuật bác sĩ. Về cơ bản, filler chỉ được tiêm tại lớp niêm mạc trên và 1/3 trung bì. Nếu bác sĩ tiêm quá phạm vi này, chắc chắc vùng miệng sẽ sưng to và cực kỳ đau nhức.
Ngoài ra, miệng là vị trí tập trung hơn 3 triệu mao mạch & sợi thần kinh. Thao tác sai khiến các dây này tổn thương và dẫn đến liệt cơ miệng. Nhiều KH còn bị vón cục môi hoặc sưng phồng bất thường 1 bên má.
Do đó, bạn nên chú trọng bác sĩ tiêm filler cho mình. Hãy giao phó đôi môi cho một chuyên gia giàu kinh nghiệm, từng được các KH khác review tốt trên diễn đàn thẩm mỹ nhé.
Sưng nhức dài ngày cũng là triệu chứng khi bị nhiễm trùng sau tiêm. 3 yếu tố khiến môi bị nhiễm trùng bao gồm: thiết bị tiêm không sạch, môi trường tiểu phẫu chưa đạt chuẩn, cách vệ sinh môi chưa hợp lý.
Khi ống tiêm tác động tới thượng bì, khu vực này sẽ bị ảnh hưởng và xuất hiện những lỗ hổng. Đây là ‘đường dẫn’ để vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào, tạo thành vùng viêm và phá hủy niêm mạc bên trong.
Không chỉ sưng nhức, bạn còn thấy da miệng nổi các nốt mụn đầu trắng, bên trong chứa mủ, 2 khóe miệng khô lại và kết thành những lớp vảy dày. Nhiễm trùng nặng còn kéo theo sốt cao, hạ đường huyết và hoại tử da miệng.
Cách tốt nhất để phòng ngừa là hãy tiêm filler ở các cơ sở quy mô lớn. Nơi có vật tư y tế hiện đại, phòng tiêm chuyên dụng và đảm bảo nguyên tắc an toàn. Ngược lại, tránh tới các spa chui, vẫn còn dùng phương pháp tiêm thủ công nhé.
Đau đớn do tiêm filler hoàn toàn có thể được xử lý nếu bạn biết một vài mẹo sơ cứu. Theo các chuyên gia, để hết đau nhanh hãy áp dụng 3 cách dưới đây:
Thứ nhất, bạn nên chườm đá và uống thuốc giảm đau (khi cần thiết). Đây là tips phổ biến được nhiều khách hàng sử dụng và khỏi đau nhanh chóng.
Chườm đá giúp vùng môi bớt sưng nề, lại dịu niêm mạc miệng và chống biến dạng form môi. Đặc biệt, hơi lạnh cũng giúp vết thương không viêm nhiễm hay chảy dịch.
Cách chườm đá như sau:
Song song với việc chườm đá, khách hàng nên dùng thuốc giảm đau. Cơn đau sẽ được ‘xoa dịu’ ngay lập tức, vùng miệng cũng không còn châm chích hay phì đại nữa. Một vài ‘note’ cần nhớ khi uống thuốc là:
Kiêng cữ sau tiêm môi không có nghĩa là bạn ăn uống thiếu chất. Hãy lên một menu thỏa mãn 3 tiêu chí: Ngon – Đủ dinh dưỡng – Không gây sẹo & di chứng.
Ghi nhớ các điều sau:
Chú ý: Duy trì chế độ ăn – uống tối thiểu 1 tuần tới khi môi ổn định trở lại
Trong 1 tuần hậu tiêm môi, filler chưa thực sự tương thích và có nguy cơ biến dạng nếu chịu tác động mạnh. Do đó, khách hàng nên hạn chế va đập bằng cách:
Chú ý: Nếu vùng miệng lở loét, phồng rộp, nổi mụn nước li ti xung quanh thì nên giữ nguyên hiện trạng và tới bệnh viện để thăm khám
Tiêm filler môi có đau không? Cơn đau sẽ không còn ‘hoành hành’ nếu bạn vận dụng các tips trong bài viết này. Hơn hết, lựa chọn một cơ sở tiêm filler uy tín sẽ là chìa khóa để bạn không sợ bất kỳ cơn đau nào hết.
Tiêm môi thẩm mỹ không đau – không biết chứng? BV Kangnam chính là nơi mà bạn đang tìm kiếm lâu nay. Inbox để được hướng dẫn chi tiết và đặt lịch thăm khám sớm nhất.