Tiêm filler môi bị bầm tím là triệu chứng khiến nhiều người ‘tá hỏa’. Bởi họ cho rằng, đây là dấu hiệu của thẩm mỹ hỏng. Tiêm chất làm đầy bị sưng tím có bất thường không? Nguyên nhân do đâu? Bộ cẩm nang làm đẹp đôi môi sẽ giúp bạn giải mã chi tiết.
Nội dung bài viết
Khách quan mà nói, tiêm filler môi bị bầm tím là một hiện tượng bình thường. Khi mũi tiêm ‘tiếp xúc’ với bờ môi, nó sẽ tạo ra các lỗ hổng tự nhiên và làm đứt đoạn một số mao mạch. Sự xâm lấn đột ngột này khiến vùng miệng bầm tím và nổi tơ máu.
Mặt khác, sở dĩ bơm chất làm đầy tại môi dễ bị sưng tím hơn là do da môi rất mỏng. Chỉ cần 1 tác động nhỏ, mô cơ hạ bì sẽ bị tổn thương và trở nên đau nhức.
Thời điểm sưng tím nặng nhất là 36 tiếng đầu; sau 2 – 3 ngày, các mao mạch sẽ được đại thực bào ‘tu sửa’, chúng nhanh chóng liền lại, vùng miệng của bạn sẽ không còn thâm tím, phù nề nữa.
Dưới góc độ y học, bầm tím sau tiêm HA chỉ là phản ứng ngoài ý muốn. Dẫu vậy, bạn cần quan sát cẩn thận nhằm tránh những chuyển biến tiêu cực như nhiễm trùng, lệch form miệng, hoại tử trong…
Bầm tím 1 ngày sau khi tiêm là chuyện bình thường. Thế nhưng, bầm tím nhiều ngày, hoặc cả tháng sau tiêm lại là vấn đề nghiêm trọng. 6 nguyên nhân gây ra hiện tượng này là:
Chất lượng filler chính là tác nhân đầu tiên gây hại cho môi. Filler giống như 1 chất tự nhiên nhưng lại có thành phần axit. Nếu không được tinh lọc cẩn thận, filler sẽ biến thành một chất độc nhẹ.
Khi đi vào vùng môi, HA sẽ ăn mòn các mô, tạo triệu chứng sưng viêm, tím bầm, chảy dịch bất thường. Bạn cũng thấy miệng sưng cứng, đau ê ẩm, nổi rõ các mao mạch ở dưới.
Bởi vậy, trước khi bơm môi thì khách hàng nên tham khảo đặc điểm/tính năng/tác dụng phụ của filler. 2 dạng filler thông dụng là Juvederm và Volbella. Tuyệt đối tránh xa dạng filler nội địa trung, nội địa Thái.
Một trong những nguyên do khiến đôi môi sưng tím nặng nề là kỹ thuật tiêm. Về cơ bản, vùng tổn thương càng ít thì mức độ sưng càng nhỏ. Nếu thao tác tiêm tác động tới lượng lớn mao mạch, việc bầm tím, đau nhức nhiều ngày là điều tất yếu.
Không chỉ vậy, kỹ thuật không tốt còn dẫn tới các hệ lụy như: đưa filler sai vị trí, tiêm nhầm tĩnh mạch, chọc thủng cơ, ‘động chạm’ tới dây thần kinh. Khách hàng dễ bị liệt miệng tạm thời, 2 môi phì đại, khuôn miệng biến dạng.
Nếu bạn thấy khu vực miệng bầm tím, nổi mụn nước li ti, có mủ trắng/vàng, da miệng khô khốc thì 90% bạn đã nhiễm trùng sau tiêm.
Vi khuẩn từ ngoài da ‘đột nhập’ vào bên trong, ăn mòn các mô và tạo thành vùng trũng viêm nhiễm. Nặng hơn, chúng liên kết thành các cầu khuẩn, trực tiếp phá hủy thượng bì và gây viêm nhiễm cục bộ.
Thông thường, khách hàng bị nhiễm trùng sau tiêm là do các yếu tố như: dụng cụ y tế không sạch, phòng tiêm nhiều bụi bẩn, các vật phẩm như bông băng, ống tiêm chưa được tiệt trùng.
Do vậy, bạn nên bơm filler ở các cơ sở sạch sẽ, thiết bị mới, có lắp đặt hệ thống khử khuẩn. Đặc biệt trong quá trình tiêm, hãy chú ý tới việc thay đầu ống tiêm của bác sĩ nhé.
Dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng triệu chứng trên cũng do tác dụng phụ của thuốc như: thuốc tê, dung dịch sát khuẩn hay chính filler. Các chất này đi vào cơ thể sẽ làm ‘ức chế’ thần kinh, khách hàng thấy mệt mỏi, bải hoải, tim đập nhanh, chóng mặt.
Riêng các khách hàng cơ địa yếu, filler còn khiến họ bị co cơ liên tục, buồn ói, giảm huyết áp, tê nhức vùng mặt. Khi có các biểu hiện trên, hãy báo với bác sĩ để điều chỉnh lại liều lượng.
60% biến chứng về môi là do cách chăm sóc tại nhà. Khi rời xa kiểm soát từ bệnh viện, nhiều KH thường rất chủ quan và thoải mái trong việc ăn uống, vệ sinh, vận động, tiêu biểu như:
Rủi ro dễ thấy nhất là vùng môi bầm tím, những cơn đau kéo dài nhiều giờ. Nếu bị nặng hơn, khách hàng còn lưu lại sẹo và dị tật.
Thứ sáu, phản ứng bầm tím sau bơm filler xuất phát từ yếu tố cơ địa. Khoa học đã chỉ ra người có thể lực yếu thường ‘mẫn cảm’ hơn với các thành phần của thuốc, vật liệu độn và một vài hóa chất thẩm mỹ.
Khi filler đi vào niêm mạc môi, cơ chế phòng vệ tự nhiên sẽ diễn ra mãnh liệt. Các biểu mô và mao mạch co gồng nhằm ‘chống đối’ và đào thải filler.
Đây là lý do tại sao người da nhạy cả, tiền sử bệnh thận/gan thường dễ bị bầm tím, nổi mề đay, ngứa ngáy nhiều tuần sau khi tiêm filler
Để hạn chế điều này, khách hàng nên hiểu rõ cơ thể mình, trao đổi với bác sĩ về tiền sử kích ứng nhằm tìm ra hướng giải quyết tối ưu.
Bầm tím sau tiêm filler môi là điều không thể tránh khỏi nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát độ nghiêm trọng của nó. Muốn môi khỏi nhanh và vào form chuẩn đẹp, khách hàng nên:
Thứ nhất, hãy lựa chọn đơn vị tiêm thật uy tín. Cơ sở thẩm mỹ tốt sẽ kiểm soát nghiêm ngặt về nguồn filler, sở hữu những bác sĩ giỏi và tuân thủ 100% nguyên tắc an toàn.
Đặc biệt, khi tới các cơ sở trên bạn cũng không phải lo về vấn đề bảo hành, xử lý rủi ro hay chi phí. Mọi thủ tục đều được thực hiện chuyên nghiệp, có trách nhiệm, trong sự quản lý của BYT.
Để bước chọn lọc đạt hiệu quả hơn, bạn hãy làm theo 4 điều sau:
Thứ 2, dù không bóc tách hay gây tổn thương diện rộng nhưng bạn vẫn cần vệ sinh cẩn thận. Vết chích là ổ viêm lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, chúng tích tụ lại khiến niêm mạc lở loét, mụn nước mọc nhiều và dẫn tới hoại tử da.
Sử dụng xen kẽ 2 dung dịch: Nước ấm và nước muối sinh lý
Thứ ba, vận động chính là sai lầm tai hại đối với môi thẩm mỹ. Thực tế có rất nhiều khách hàng bị lệch form môi do chịu chấn thương quá mạnh. Vì thế, bạn nên hoạt động vừa phải, tập trung nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng nhé.
Theo nhiều nghiên cứu, nguồn nhiệt cao sẽ làm biểu bì và các mao mạch giãn nở. Điều này gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới môi mới tiêm, nó làm vùng miệng sưng to, mất form và chuyển màu thâm tím. Vì vậy, bạn hãy:
Ăn uống khoa học là nguyên tắc cuối cùng để miệng không bị bầm tím sau tiêm. Các bác sĩ thẩm mỹ khuyến khích khách hàng đủ chất, nạp nhiều xơ và loại các thực phẩm gây viêm. Cụ thể là:
Tiêm filler môi bị bầm tím sẽ trở thành biến chứng nguy hiểm nếu bạn không bảo dưỡng và kiêng cữ hậu phẫu cẩn thận. Và quan trọng hơn, ngay từ bước tiền phẫu, hãy ‘đãi cát tìm vàng’, tới với những cơ sở tận tâm, hiện đại nhé.