Rất nhiều Eva không khỏi băn khoăn: Tiêm filler môi bao lâu tan? Câu hỏi này nhận được vô vàn lời giải khác nhau, khiến cho các chị em càng hoang mang lo lắng. Bạn hãy đọc bài viết này để tìm ra đáp án chuẩn xác nhất, từ đó an tâm làm đẹp hiệu quả.
Nội dung bài viết
Tiêm filler môi là một phương thức làm đẹp ‘siêu tốc’, giúp các cô nàng thay đổi khuôn miệng chỉ trong 15-20” mà không cần phải chịu quá nhiều đau đớn nặng nề.
Sau khi tiêm chất làm đầy vào mô mềm trên cơ thể, các phân tử axit hyaluronic sẽ tạo thành các khối, giúp môi căng đầy tự nhiên. Khoảng 12-14 tháng, chất này sẽ dần tan ra và được đào thải theo hệ bài tiết, dáng môi sẽ trở về hình thái ban đâu.
Theo các chuyên gia chia sẻ, nếu bạn muốn giữ dáng môi này lâu hơn thì có thể tiêm bổ sung lần 2,3,4… Trung bình mỗi lần sẽ cách nhau khoảng 8 tháng.
Dáng môi duy trì trong thời gian dài hay ngắn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả chủ quan và khách quan. Vì vậy, tuổi thọ đôi môi ở mỗi người không giống nhau.
Rất nhiều TH khách hàng sau khi tiêm môi 3-5 tháng đã bị tan filler, thậm chí là sớm hơn. Nguyên nhân có thể là do:
Filler chất lượng cao sẽ phát huy hiệu quả ngay sau khi tiêm, hỗ trợ nâng đỡ các tế bào cơ và làm đầy môi, giảm thiểu đáng kể các nếp gấp nhăn nheo. Trái lại với các dòng filler pha nhiều tạp chất, môi bị mất dáng nhanh và còn kèm theo thâm xỉn.
Thế nên, có nhiều chị em mỗi năm phải bỏ ra số tiền khá lớn để tiêm filler 3-4 lần liên tục. Điều này khiến cho dáng môi không những lệch lạc mà còn xấu hơn nhiều so với lúc chưa tiêm.
Có nhiều loại sản phẩm kém chất lượng không gây ra hậu quả ngay mà tiềm ẩn nhiều rủi ro về sau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế nên các cô nàng phải tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề này.
Kỹ thuật tiêm cũng quyết định tới kết quả và độ bền của đôi môi. Nếu bác sĩ tiêm không đủ liều lượng, vị trí thiếu chuẩn xác, dạng filler không phù hợp… thì sẽ khó đạt được form dáng như ý.
Trong một số TH, bác sĩ tiêm mũi kim quá sâu hay tiêm nhầm vào tĩnh mạch còn gây ra nhiều hệ lụy rất đáng lo ngại: co rút cơ, ứ đọng dịch filler, lây lan bầm tím, môi sưng cục…
Mặc dù, tiêm chất làm đầy chỉ là thủ thuật đơn giản, nhưng bạn vẫn cần lựa chọn bác sĩ uy tín, có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và sở hữu đôi môi đẹp dài lâu.
Chế độ ăn uống, vệ sinh, thói quen… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến form môi sau khi tiêm. Nếu bạn không tuân thủ kế hoạch chăm sóc theo đúng khuyến cáo thì chất làm đầy sẽ nhanh chóng bị hệ bài tiết đào thải ra ngoài.
Một vài lỗi sai mà nhiều chị em mắc phải là:
Do vậy, chính bản thân khách hàng cũng có thể là nguồn cơn khiến filler môi tan sớm, khiến họ phải chịu nhiều tốn kém cho việc đầu tư vào nhan sắc.
Đối với những người có cơ địa khó thích ứng, quá nhạy với các chất lạ thì không nên áp dụng phương pháp làm đẹp này. Bởi các thành phần trong filler sau khi đi vào cơ thể sẽ bị thanh lọc rất nhanh, hơn nữa còn dễ để lại phản ứng xấu: đau, sưng, nhức, chảy máu…
Bạn vẫn nên tiến hành khám xét kỹ lưỡng trước khi tiêm và nhờ tới lời khuyên của bác sĩ để không tự làm hại mình.
Mặc dù, dáng môi sau khi tiêm filler có ‘vòng đời’ ngắn nhưng bạn vẫn có thể áp dụng một số mẹo hữu ích để duy trì kết quả lâu hơn. Cụ thể:
Điều quan trọng trước tiên chính là bạn phải chọn được một nơi tiêm filler uy tín chất lượng, đáp ứng đủ điều kiện an toàn cho khách hàng và phải có đội ngũ bác sĩ giỏi.
Do đó, chị em nên tìm hiểu và cân nhắc đến những BVTM lớn, thương hiệu lâu năm và có danh tiếng nhất định trên thị trường thẩm mỹ.
Điển hình nhất phải kể đến là BV Kangnam, nơi nâng tầm nhan sắc cho rất nhiều khách hàng trong suốt 10 năm qua. Những lợi thế ‘độc nhất vô nhị’ tại đây bao gồm:
Khi đăng ký dịch vụ sửa môi tại Kangnam, bạn còn có cơ hội trải nghiệm dịch vụ 5 sao cùng nhiều ưu đãi, chế độ bảo hành hấp dẫn.
Về cơ bản, những vết tiêm trên môi thường rất nhỏ và không xâm lấn sâu, nhưng các bác sĩ vẫn khuyên khách hàng nên chú trọng ăn uống hợp lý. Việc này nhằm đảm bảo cho lớp biểu bì sớm lành lại, da môi bền khỏe và giữ dáng bền đẹp.
Các món nên ăn:
Món cần kiêng kỵ:
Nhiệt độ quá cao sẽ dễ làm cho các khối filler bị hòa loãng, không đủ khả năng để nâng đỡ và tạo khuôn môi. Do đó, bạn không nên xông mặt hoặc lau rửa với nước quá nóng, tránh tiếp xúc với ánh nắng MT gay gắt…
Ngoài ra, đồ ăn quá nóng và dễ gây bỏng rát cũng cần phải tuyệt đối tránh nếu bạn không muốn gây kích ứng môi, sưng đỏ và sai lệch hình dáng.
Vùng môi có cấu trúc mỏng yếu và dễ bị tổn thương, nên khi vừa tiêm filler xong, vị trí này càng trở nên nhạy cảm. Vì vậy, bạn cần né tránh mọi tác động lực vào môi như chà, miết, bóc da, hôn… hoặc thể dục thể thao.
Nếu các chị em không chú ý đến điều này, đôi môi sẽ rất dễ bị lệch lạc, sưng phù, filler nhanh tan và khó giữ được form chuẩn như mong muốn.
Trong TH cần thực hiện tẩy da chết hoặc thoa kem dưỡng, bạn nên rửa tay sạch sẽ và dùng lực matxa nhẹ nhàng, tránh gây áp lực khiến vùng môi bị ảnh hưởng xấu.
Tiêm filler môi bao lâu tan cùng với các bí quyết chăm sóc trên chắc chắn sẽ giúp các chị em dễ dàng sở hữu kết quả thẩm mỹ hoàn hảo. Bạn hãy ghi lại cẩn thận và tuân thủ đúng theo chỉ dẫn để đôi môi căng mịn dài lâu, diện mạo tươi tắn trẻ trung nhé!