Tiêm filler cằm bị bầm tím là một phản ứng xảy ra khá phổ biến, đôi khi khiến cho không ít người hoang mang lo lắng. Thực hư vấn đề này ra sao? Bạn hãy theo dõi những thông tin chi tiết dưới đây để tìm ra lời giải và nắm rõ bí quyết chăm sóc tại nhà đúng chuẩn.
Nội dung bài viết
Khác với kỹ thuật bóc tách và giải phẫu vùng cằm, tiêm filler sử dụng đầu kim siêu mảnh để tiếp cận vào khoảng trống giữa các tế bào. Qua đó, chất liệu làm đầy sẽ được bơm vào trong, hỗ trợ tạo hình dáng cằm thanh thoát và rõ nét.
Mặc dù, kim tiêm không làm đứt gãy tĩnh mạch, nhưng vẫn có thể khiến cho sợi mao mạch nhỏ li ti bị tổn thương nhẹ, rò rỉ một lượng nhỏ tế bào máu ra ngoài. Vì thế, bạn sẽ thấy vị trí tiêm xuất hiệm một vài vết đốm bầm tím, nhưng hoàn toàn không gây đau nhức.
Các vết thâm thường biểu hiện rõ nhất vào ngày thứ 2 sau tiêm filler, nhưng chúng sẽ dần tan biến kể từ sau ngày thứ 4 trở đi. Do đó, bạn có thể yên tâm nghỉ dưỡng và chờ đợi kết quả làm đẹp như ý.
Nhìn chung, sự bầm tím mà tiêm filler để lại là không đáng kể và cũng không gây quá nhiều bất lợi đến cuộc sống thường nhật.
Mỗi khách hàng sau khi tiêm độn cằm đều có những phản ứng khác nhau, những người bị bầm tím nhiều và kéo dài không khỏi là do 1 trong 4 nguyên nhân:
Thao tác và kỹ thuật tiêm của các bác sĩ phải đảm bảo đúng chuẩn từng milimet. Bởi nếu tiêm sai lệch vị trí hoặc cách điều chỉnh độ nông – sâu của mũi kim thiếu chính xác sẽ gây chấn thương nguy hiểm cho vùng cằm.
Đặc biệt, các khâu khử khuẩn và cầm máu sai cách sẽ khiến khách hàng phải chịu đau, kèm theo sưng nề, hình thành mảng bầm rộng… Vì thế, việc tìm kiếm và lựa chọn bác sĩ/KTV tiêm filler là điều cực kỳ cần thiết mà bạn không thể xem nhẹ.
Thành phần chính của thuốc tiêm filler là các axit hyaluronic lành tính, dễ hòa hợp cùng với nội mô. Tuy nhiên, nếu bơm vào cơ thể những chất liệu giả thì hệ quả xảy ra là gây căng cơ, mất khả năng co giãn, thâm tím, sưng viêm…
Đặc biệt là những filler được giao bán trên các ‘chợ đen’, các hợp chất cấu thành trong đó chiếm phần lớn đều là hóa học độc hại. Bạn rất có thể sẽ phải đối mặt với những di chứng, đột biến vĩnh viễn.
Thế nên, bạn cần tìm hiểu rõ ràng về các dòng filler, thăm dò kỹ lưỡng về nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, giấy phép kiểm định… nhằm tránh mang họa vào thân.
Vết thương do kim tiêm lưu lại trên tầng biểu bì tuy rằng không quá lớn, nhưng vẫn có thể trở thành ‘lối mòn’ cho các vi khuẩn, nấm, virus… tấn công vào sâu bên trong.
Chính bởi vậy, quy trình thực hiện không chuẩn, dụng cụ không sạch khuẩn, môi trường ô nhiễm… thì bạn sẽ phải gánh chịu hàng loạt rủi ro như: ngứa ngáy, da tối màu, chảy dịch hay nổi mụn mủ.
Trong TH nặng hơn và không được xử trí đúng lúc, vùng cằm sẽ xuất hiện các ổ hoại tử, gây ra đau đớn cực độ, làm giảm tính thẩm mỹ của gương mặt.
Chăm sóc hậu làm đẹp sẽ quyết định không nhỏ tới kết quả thẩm mỹ. Rất nhiều người thường bỏ qua khuyến cáo của bác sĩ, dẫn tới phát sinh các di chứng ngoài ý muốn, điển hình là tụ máu tại vùng cằm.
Một số sai phạm thường gặp sau tiêm filler:
Tùy vào từng mức độ bị bầm và các phản ứng đi kèm sẽ có những cách xử lý tương ứng. Vì thế, bạn cần chủ động theo dõi thường xuyên để kịp thời nhận biết các dấu hiệu xảy ra tại vùng cằm.
Có 2 phương hướng khắc phục mà bạn có thể tham khảo như sau:
Nếu vết bầm xuất hiện ít, không có cảm giác khó chịu hay nhức mỏi thì đây là triệu chứng bình thường. Đa phần khách hàng sẽ thấy tình trạng thuyên giảm sau vài ngày tiếp theo.
Trong thời gian đó, bạn nên tuân thủ theo đúng kế hoạch chăm sóc hậu phẫu, đảm bảo không gây áp lực khiến cằm bị tổn thương. Một số lưu ý là:
Sau khoảng 7-10 ngày trở đi, vết bầm tiếp tục lây lan rộng khắp viền cằm, cùng với đó là đau tấy, sưng nề, căng cứng… là những phản ứng bất thường. Điều này tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm hoặc phản ứng kháng filler.
Khi gặp phải TH này, bạn cần hết sức bình tĩnh và nhờ người thân đưa đến BV để kiểm tra và trị liệu trong thời gian sớm nhất.
Căn cứ vào từng mức độ khác nhau, bác sĩ sẽ kê đơn hỗ trợ tiêu sưng và giảm bầm, hoặc thực hiện tiểu phẫu hút bỏ dịch ứ đọng bên trong mô mềm.
Nếu bạn mong muốn dáng cằm sau khi tiêm mau chóng lành lại và không xảy ra bất kỳ biến chứng nào, dưới đây là một vài tips vô cùng hữu hiệu.
Trước khi tiến hành can thiệp liệu pháp thẩm mỹ, việc lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín là điều rất quan trọng để có được kết quả hoàn hảo.
Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên tìm đến các BV lớn, vì nơi đây thường sẽ có đầy đủ những điều kiện dịch vụ tuyệt vời giúp khách hàng an tâm trải nghiệm. Cụ thể đó là:
Đến với những BVTM chất lượng, bạn sẽ không cần phải lo lắng về những hệ lụy nghiêm trọng như: nhiễm trùng, hoại tử, bầm tím nặng nề, chảy máu… sau khi tiêm filler cằm.
Sau khi kết thúc buổi tiêm, các bác sĩ đều khuyến cáo khách hàng không được vận động quá mạnh. Bởi vì chất liệu độn cần có thời gian để thích ứng và ổn định vào đúng vị trí.
Bạn cần tránh các hoạt động thể dục cường độ cao và không nên làm việc chân tay quá sức để tránh làm cho filler bị lệch, vón cục… ảnh hưởng xấu đến dáng cằm.
Thay vào đó, bạn có thể chọn một số bài tập thể lực nhẹ nhàng như: đi bộ, tập hít thở, matxa cằm cổ, yoga… khoảng 10-15”/ngày. Điều này sẽ giúp thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn và giảm bớt sự lây lan bầm tím.
Mặc dù, tiêm filler không phải là cuộc đại phẫu phức tạp, nhưng bạn vẫn nên chú ý đến chế độ ăn uống, kiêng khem trong khoảng 5-7 ngày. Việc này nhằm mục đích đảm bảo không phát sinh các biến chứng xấu hậu làm đẹp.
Các món nên ăn:
Các món cần kiêng:
Song hành với kế hoạch ăn kiêng khoa học, bạn cũng cần điều chỉnh lại nề nếp sinh hoạt hằng ngày của mình sao cho hợp lý. Điều đó giúp ích rất lớn cho cơ thể luôn khỏe mạnh, khuôn cằm sớm lành và vào đúng form tự nhiên.
Vấn đề tiêm filler cằm bị bầm tím đã được bài viết làm rõ, giúp cho những tín đồ làm đẹp không còn lo lắng về rủi ro nguy hiểm. Bạn hãy lưu lại toàn bộ các kiến thức quan trọng để mau chóng sửa cằm an toàn, hiệu quả và chuẩn đẹp nhất nhé!