Tiêm cằm bị sưng là một trong số các phản ứng bình thường, nhưng bên cạnh đó vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Bạn hãy cùng BV Kangnam hiểu rõ về tình trạng này, đồng thời học cách chủ động phòng ngừa tối đa mọi rủi ro khi làm đẹp.
Nội dung bài viết
Đa phần các dòng filler được sử dụng trên thị trường ngày nay đều chứa thành phần chính là HA, tuy có tính thân thiện với làn da nhưng dễ ‘ngậm’ nước và làm mô mềm sưng phù tạm thời.
Vì vậy, sau khi tiêm chất làm đầy vào vùng cằm, bạn sẽ thấy vị trí này hơi sưng nhẹ, không quá căng tức khó chịu và sẽ dịu nhanh trong khoảng 3-5 ngày. Với những người cơ địa dữ, thời gian cằm hồi phục có thể mất 7-10 ngày.
Thực tế, có nhiều TH bị sưng cằm trong thời gian dài, kèm theo các dấu hiệu đau tấy, mưng mủ, thậm chí mất cảm giác… Đây là cảnh báo cho những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nếu không được xử lý nhanh.
Thế nên, dù tiêm filler chỉ là thủ thuật đơn giản nhưng các bác sĩ vẫn khuyên khách hàng cần chú ý chăm sóc, theo dõi kỹ lưỡng để đảm bảo kết quả sửa cằm tốt nhất.
Cằm sưng lâu ngày có thể là do khách hàng gặp phải một trong những tình huống sau đây:
Biểu hiện đầu tiên của viêm nhiễm vùng cằm chính là sưng phù, do các kháng nguyên phản ứng với những tác nhân gây hại. Các triệu chứng sẽ xuất hiện đồng thời là: mưng mủ, chảy máu, đau nhức, sốt cao…
Tình trạng này xảy ra khi:
Tùy vào từng mức độ viêm khác nhau, bác sĩ sẽ giúp bạn kê thuốc kháng sinh/giảm đau hoặc cần thực hiện thủ thuật cắt bỏ mô, khử trùng vết thương.
Có thể thấy rằng, filler không đạt tiêu chuẩn hay chứa nhiều thành phần hóa học độc hại là một trong những nguyên nhân sinh ra nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu tiêm nhiều tạp chất đó vào bên trong mô mềm, vùng cằm còn bị nổi u cục cứng và đau.
FDA Hoa Kỳ cho rằng, việc sử dụng filler ‘fake’ còn tiềm ẩn nhiều di chứng về sau, các cơ vùng cằm dễ bị tê liệt, dây thần kinh bị ảnh hưởng, vết sưng có thể tồn tại vĩnh viễn…
Điều này thường gặp ở những địa chỉ spa kém uy tín, họ sử dụng filler không rõ nguồn gốc và không có giấy chứng nhận của cơ quan Y tế.
Nếu ở trong TH này, bạn phải đến ngay BV để thực hiện tiêm tan filler hoặc hút bỏ dịch ra ngoài. Đồng thời, hãy lắng nghe ý kiến của chuyên gia để biết cách chỉnh sửa cằm sao cho phù hợp và an toàn.
Tiêm filler là hình thức làm đẹp không cần đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu về giải phẫu, nhưng bác sĩ thực hiện vẫn phải có đủ kinh nghiệm. Bởi nếu tay nghề của bác sĩ quá non kém sẽ dẫn tới nhiều sai sót:
Chính vì thế, tay nghề của bác sĩ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới những phản ứng sau khi tiêm cũng như kết quả sửa cằm của khách hàng.
Sau khi tiêm nâng cằm, khách hàng thường phải tuân thủ một vài nguyên tắc quan trọng để đảm bảo không tự mình gây ra biến chứng xấu. Do đó, nếu bạn không chú ý chăm sóc cẩn thận, vùng cằm rất dễ bị sưng đau, khó lành lại tự nhiên.
Một số lỗi sai mà nhiều khách hàng dễ mắc phải bao gồm:
Nếu các mảng sưng làm bạn khó chịu, hãy áp dụng ngay các tips hữu ích dưới đây để cải thiện tình trạng này, đồng thời giúp kết quả tiêm cằm đạt được như ý.
Đá lạnh có thể làm giảm áp lực lên thành mạch máu, hạn chế cảm giác đau và xoa dịu nhanh chóng những vùng bị sưng nề. Cách này còn khá hữu ích trong việc giảm tấy đỏ hay bầm tím nếu bạn chườm ngay trong vòng 3-4h sau tiêm.
Sang ngày thứ 3, nếu cằm vẫn còn sưng nhẹ, bạn có thể dùng cách chườm nóng để cải thiện, nhưng chỉ nên chườm 1-2 lần/ngày.
Đắp túi trà cũng là một trong những cách tiêu sưng hữu hiệu, thích hợp với những người bị sưng nhẹ và không quá đau nhức.
Bạn nên chọn các loại trà thảo mộc như trà xanh, cam thảo, bạc hà, gừng… và chườm bằng cách:
Với cách này, bạn nên thực hiện vào buổi tối, khoảng 1h trước khi ngủ nhằm gíup các cơ mặt thư giãn.
Việc nắn hay chạm vào cằm vừa dễ làm phát sinh nhiễm trùng, vừa khiến cho dáng cằm bị lệch vẹo. Cho nên, bạn cần dừng ngay thói quen này để bảo vệ vùng cằm đượ hồi phục tốt nhất.
Thay vào đó, bạn nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng, matxa… giúp cho chất dịch filler không bị đóng cục hay tụ vết bầm tại cằm.
Tư thế ngủ bị sai cũng là nguyên nhân khiến vùng cằm bị sưng và mất cân xứng, nên bạn phải hết sức chú ý trong vấn đề này. Cách tốt nhất chính là nằm ngửa, kê gối đầu cao hơn một chút so với bình thường và kê xung quanh mặt.
Ngoài ra, bạn nên thay vỏ gối đều đặn, không để ẩm mốc lâu ngày nhằm giảm nguy cơ gây nhiễm trùng cho cằm.
Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là việc rất cần thiết, nhưng bạn không cần kiêng khem quá mức. Hãy tạm xa các món đồ cứng, dai, khó tiêu và dễ gây nóng, dị ứng như: hải sản, lương khô, giò tai, thịt bò khô…
Cách xây dựng khẩu phần ăn chuẩn chỉ:
Cơ thể càng thiếu nước thì vùng cằm càng bị sưng lâu hơn, nên bạn cần uống đủ 1,5l nước lọc/ngày, chia đều cho các khoảng thời gian sáng – trưa – tối. Thêm vào đó, có thể bổ sung các loại nước ép trái cây tươi, nước điện giải hoặc vitamin tổn hợp.
Việc bổ sung nước giúp ích rất lớn cho quá trình hydrat hóa, mang đến một làn da mịn màng và săn chắc, vùng cằm sớm vào form V-line chuẩn đẹp hơn.
Mặt khác, điều này còn gó phần đào thải nhanh chóng những khối chất dịch và vết bầm tích tụ quanh cằm. Nhờ vậy mà quá trình hồi phục sau tiêm sẽ được rút ngắn đáng kể.
Tuy nhiên, bạn hãy tránh sử dụng nước ép rau má và nước dừa nhằm đảm bảo không làm lây lan thêm vết bầm, giảm nguy cơ xuất huyết tại vết tiêm.
Tiêm cằm bị sưng không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, chỉ cần bạn tuân thủ theo các chỉ dẫn làm đẹp đúng đắn. Đừng quá chủ quan và xem nhẹ vấn đề sức khỏe của mình để tránh phải chịu những hệ quả nguy hiểm nhé!