Nâng ngực bao lâu được nằm nghiêng? Tư thế ngủ đúng cách là gì? Chắc hẳn đây đều là những nỗi lo lắng chung của rất nhiều chị em. Vì thế, BV Kangnam sẽ giúp bạn nắm bắt rõ về vấn đề này, kèm theo đó là những bí quyết chăm sóc đúng chuẩn.
Nội dung bài viết
Theo nhận định của hầu hết các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ ngực, tư thế nằm nghiêng ngay sau khi cấy ghép vòng 1 là phản khoa học, sẽ gây ra hệ quả rất xấu. Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất khiến cho nhiều chị em phụ nữ bị lệch ngực vào 1-2 tháng hậu phẫu.
Lý giải kỹ hơn cho điều này, TS. Charlie Trần (30 năm kinh nghiệm PTTM) cho biết: “Mô đệm ngực cần ít nhất 2 tuần để bám dính và liên kết chặt chẽ với sợi cơ dưới vú, nên việc nằm nghiêng về 1 bên trong GĐ này sẽ làm túi độn có xu hướng lệch khỏi vị trí ban đầu”.
Thêm vào đó, ngủ nghiêng người khiến mô vú bị xô về 1 bên, tạo điều kiện cho các chất dịch lỏng dư thừa bị ứ đọng lại thành một khối mà không được đào thải triệt để. Nếu thói quen này kéo dài, hình dáng ‘đôi bồng đảo’ sẽ dần dần mất đối xứng.
Căn cứ vào những lý do trên, các quý cô phải tự biết cách điều chỉnh tư thế nằm của mình, tránh tự làm hỏng kết quả nâng ngực cũng như gây nguy hại cho sức khỏe.
Nhằm giữ cho dáng ngực cân xứng và sớm ổn định, chị em cần nằm ngửa trong vòng 3-4 tuần, hoặc có thể là 4-6 tuần với những người có cơ địa chậm lành thương. Vì việc kiêng khem liên quan mật thiết tới tốc độ bình phục nên bạn cần nắm rõ những mốc thời điểm sau:
Trước khi trở lại tư thế nằm nghiêng, bạn nên tiến hành tái khám và tham vấn ý kiến của chuyên gia nhằm chắn chắn về thể trạng của mình. Đây cũng là căn cứ để điều chỉnh lại những chế độ kiêng khem khác như ăn uống, vận động, sinh hoạt phù hợp.
Nếu các cô gái còn đang lo lắng về chất lượng giấc ngủ trong thời gian hậu phẫu, hãy lưu lại ngay những mẹo bổ ích sau:
Nguyên tắc quan trọng khi xây dựng khẩu phần ăn sau phẫu là phải có đầy đủ và cân bằng 3 nhóm chất: protein, chất xơ và vitamin, axit béo lành mạnh.
Trong TH bạn ăn quá nhiều thịt, mỡ, món mặn hay giàu carbs, trong khi lại thiếu hụt chất xơ thì khả năng cao sẽ bị trướng bụng, khó tiêu trong suốt nhiều giờ đồng hồ (5-6 tiếng).
Điều đó khiến cho quá trình sửa chữa các mô vú bị chậm trễ, cơ thể trong trạng thái mệt mỏi, ngủ không sâu và sức đề kháng bị suy yếu. Ngoài ra, việc uống ít nước (<750ml/ngày) hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh/chống viêm… cũng gây nên hệ luỵ tương tự.
Tóm lại, chị em bắt buộc phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình sao cho hợp lý để không gây mất ngủ, đảm bảo phòng tránh được mọi biến chứng xấu.
Các bác sĩ khuyến khích chị em kê cao gối khi ngủ nhằm mục đích giữ cho cơ ngực và vai không bị giãn căng, từ đó giảm thiểu áp lực lên 2 bầu vú.
Không những vậy, việc giữ ngực thấp hơn so với đầu cũng góp phần làm cho tuần hoàn máu lưu chuyển dễ dàng hơn, tránh bị trì trệ hoặc tụ đọng xung quanh vị trí vết mổ. Bạn nên chọn gối có bông mềm, độ cao ở mức vừa đủ (10-15cm) để khớp xương cổ không bị ảnh hưởng xấu.
Rất nhiều chị em thường thay đổi liên tục các tư thế trong lúc ngủ, điều này rất dễ gây chấn thương cho bầu ngực hoặc thậm chí làm rách vết khâu. Vì vậy, bạn nên đệm gối hoặc gấu bằng bông 2 bên thân người và nằm thẳng lưng để phòng tránh tình trạng này.
Mặt khác, việc kê gối còn có tác dụng nâng đỡ 2 bên cánh tay, giúp cơ ngực ở trong trạng thái thả lỏng, không bị kéo căng hay nhức mỏi. Hơn nữa, xương cột sống cũng sẽ được giữ thẳng, giảm thiểu nguy cơ cong vẹo.
Không chỉ cần chú trọng vào tư thế ngủ, các chị em cũng phải nhớ một vài tips cần thiết để giúp bầu ngực sớm hồi phục với dáng vẻ hoàn hảo nhất. Cụ thể đó là:
Bất kỳ ai sau khi trải qua PT độn ngực cũng đều cần phải dùng đến áo định hình, vì chiếc bra này mang lại khá nhiều công dụng tuyệt vời như:
Thông thường, các bác sĩ thường yêu cầu bạn đeo áo nén trong tối thiểu 4 tuần đầu, khi mô cấy đã đi vào trạng thái ổn định, vết mổ cũng hoàn toàn liền lại.
Tiêu chuẩn thiết yếu của một chiếc áo nén là phải có dây đai mềm, không có gọng cứng, đủ các nấc cài phía trước ngực và chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
Ngay cả khi đi ngủ, bạn vẫn cần mặc bra định hình, nhưng nên chọn chất liệu vải mềm mại, mỏng nhẹ và co giãn tốt hơn nhằm giữ cho cơ thể thoải mái.
Cho tới khoảng 6-8 tuần hậu phẫu, chị em nên chọn dùng bra thể thao, tuyệt đối không được thả rông ngực bởi điều đó sẽ làm tăng nguy cơ chảy xệ về sau.
Việc hình thành thói quen vệ sinh sạch sẽ cho ‘đôi quả đào’ là rất cần thiết, góp phần quan trọng vào ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng, sưng viêm, chảy máu… sau PT.
Trong 24h đầu tiên, các nàng không nên tắm ngay mà hãy dùng khăn lau người, kết hợp khử trùng vết mổ với dung dịch muối loãng. Vào những ngày tiếp theo, bạn có thể tắm nước ấm, nhưng vẫn cần hết sức cẩn thận, đặc biệt là khi dùng xà bông/sữa tắm.
Một số lưu ý khác:
Chính vì bầu ngực vừa mới chỉnh sửa còn rất nhạy cảm và yếu nên mọi tác động lực mạnh đều phải hạn chế tối đa. Đây cũng là bí kíp giúp chị em bảo toàn dáng vẻ vòng 1 được cân đối, sớm ngày hồi phục với kết quả như mong muốn.
Những điều nên tránh bao gồm: vui chơi thể thao, vận động cánh tay, tư thế ngửa người ra sau… và cả QHTD. Thay vào đó, bạn có thể chọn các bài tập cường độ nhẹ để giúp máu lưu thông tốt hơn như: đi bộ, khiêu vũ đơn giản, hít thở sâu… (10-15”/ngày)
Hy vọng các chị em đã hiểu rõ: “Nâng ngực bao lâu được nằm nghiêng?” Bạn hãy dành thời gian chăm sóc cẩn thận cho sức khỏe và ‘núi đôi’ của mình để sớm bình phục trở lại, mau chóng khoác lên vẻ tự tin với thân hình quyến rũ nhé!