Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Đây là một vấn đề rất quan trọng trong GĐ hậu phẫu, có thể ảnh hưởng tới kết quả làm đẹp của bạn. Vì vậy, bạn đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này nếu không muốn gặp phải biến chứng xấu nhé!
Nội dung bài viết
Trả lời cho vấn đề này, BS. Thanh Nhã cho biết: “Thời gian kiêng khem phụ thuộc vào tốc độ hồi phục của mỗi người, thường sẽ mất khoảng 4 tuần để bạn có thể ăn uống trở lại như cũ.”
Nguyên tắc ăn kiêng theo chế độ chuẩn là chỉ được dừng lại khi mũi đã vào trạng thái hoàn toàn ổn định, không có dấu hiệu đau, sưng, phù nề, nhức, chảy máu, bầm tím…
Lý do là bởi bản chất của việc điều chỉnh chế độ ăn là nhằm mục đích giúp cho mô mũi hồi phục tốt nhất, cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng cao. Qua đó, mọi rủi ro sau phẫu sẽ được đẩy lùi và kiểm soát chặt chẽ.
Trước khi thực hiện chế độ sinh hoạt như thường, bạn nên tiến hành tái khám và kiểm tra tổng thể. Sau đó tham vấn ý kiến của bác sĩ PT để tránh tình trạng quá nóng vội làm hỏng kết quả thẩm mỹ.
Nhằm đảm bảo không mắc phải sai lầm trong việc xây dựng khẩu phần ăn sau nâng mũi, bạn hãy ghi nhớ và hạn chế tiêu thụ những nhóm thực phẩm sau:
Món quá cứng (lương khô, sụn heo, kẹo lạc…) và dai (lạp sườn, tai heo, bò khô…) sẽ khiến cho các cơ quanh hàm, mặt, môi, mũi bị ảnh hưởng. Việc này làm gia tăng các cơn đau nhức quanh vết mổ, gây chảy máu và lệch lạc sụn đệm.
Hơn nữa, hệ tiêu hóa khi xử lý các món đó sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn, vô tình làm cản trở tới quá trình chữa lành vết thương. Đây là một trong những tác nhân khiến mũi lâu lành sau PT, tiềm ẩn nguy cơ bị sẹo xấu.
Thức ăn chế biến từ hải sản có tính hàn và tanh, dễ gây nổi mẩn xung quanh vùng mũi – má – mắt. Do các món này giống như một chất xúc tác, làm kích hoạt sản sinh histamin, da xuất hiện mảng ngứa dị ứng.
Mặt khác, nhóm đồ ăn tanh sẽ làm lạnh bụng, khi nạp quá nhiều vào cơ thể dễ dẫn đến tiêu chảy, ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất.
Do đó, bạn hãy tránh xa món tôm, cua, ốc, ngao, sò, ốc, tiết canh, thịt vịt, ếch… và cả các đồ đông lạnh để quá lâu, món chế biến sẵn…
Mặc dù các loại thịt gà/bò/chó rất giàu dưỡng chất, nhưng lại không thích hợp dùng cho những người có vết thương hở trên da. Bởi những nguy hại có thể xảy ra là:
Đặc biệt là các loại thịt có nhiều mỡ, chất lượng tuần hoàn máu sẽ bị suy giảm, khả năng bình phục của mũi sẽ chậm hơn.
Việc bổ sung quá nhiều chất đạm cũng gây gánh nặng lớn cho hệ tiêu hóa, từ đó làm cản trở tới sự tái tạo tế bào, mô da khó liền lại tự nhiên.
Rau muống là loài thực vật có khả năng chữa lành thương cấp tốc. Tuy nhiên, trong lá rau lại có chứa hoạt chất làm hình thành nên vết sẹo đầy, khiến bề mặt da kém bằng phẳng.
Trong khí đó, các món ăn làm từ gạo nếp sẽ gây tăng sưng, phù nề và khó tiêu. Bạn sẽ có cảm giác đầy hơi do lượng tinh bột và chất dẻo nhiều, kéo theo hậu quả chán ăn, nạp ít calo hơn và dễ nảy sinh vấn đề thiếu chất.
Cả 2 loại thực phẩm này đều không được khuyến khích bởi vết thương sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cao, làm hỏng form dáng mũi sau nâng.
Nhóm cuối cùng trong danh sách cần kiêng chính là các chất gây hại như rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích… Vì những sản phẩm này có thể thúc đẩy tình trạng tụ máu, lắng đọng vết bầm và chảy dịch lỏng tại đường mổ.
Trong một vài TH khách hàng có làn da nhạy, khi nạp rượu bia hoặc hút thuốc lá còn dễ bị nổi mụn nhọt quanh mặt, làm tăng thêm cảm giác đau tấy kéo dài sau khi nâng mũi.
Không những thế, nước có cồn, có ga, cà phê… còn tạo nên rào cản cho quá trình tổng hợp collagen, mũi sẽ khó bình phục như thường và thậm chí còn lồi lõm, lệch dáng.
Để hoàn thiện hơn cho thực đơn ăn uống hậu phẫu, bạn cũng nên lưu lại một số món bổ dưỡng, mang lại lợi ích cho quá trình hồi phục.
Protein là nhóm chất cực kỳ quan trọng cho quá trình phân bào, hỗ trợ xây dựng cấu trúc mô mềm bền khỏe, đồng thời góp phần làm sống mũi vào đúng form.
Trong một số nghiên cứu, việc bổ sung protein đều đặn mỗi ngày sẽ giúp mô mũi lành nhanh gấp 1,5 lần bình thường, sụn cấy ghép cũng có độ hòa hợp và tương thích cao hơn.
Các nguồn protein lành mạnh mà bạn nên tận dụng là:
Khi chế biến, bạn cần ưu tiên chọn dạng thanh đạm, ít dầu mỡ hay chiên rán như luộc, hấp, ninh nhừ, nấu soup, nấu canh…
Vitamin A và C là 2 nhóm chất rất quan trọng, giúp cơ thể ‘nâng cấp’ khả năng miễn dịch, chống viêm, giảm sưng đau quanh mũi. Đây cũng là chìa khóa giúp duy trì form mũi bền đẹp, sụn nâng lên dáng chuẩn.
Các nhóm thực phẩm nên thêm vào thực đơn là:
Ngũ cốc và hạt khô là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh (omega-3) rất hữu ích cho sự lưu thông máu, giúp bảo vệ da khỏi tình trạng bóng dầu, tích tụ nhiều vi khuẩn… Nhờ đó, làn da quanh mũi được bảo vệ tốt hơn, tránh xảy ra viêm nhiễm hay biến chứng.
Nhóm thực phẩm này còn đảm nhiệm vai trò củng cố hệ tiêu hóa, đường ruột có khả năng hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Điều này một phần nhỏ giúp cho vết thương sớm liền mà không phát sinh phản ứng xấu.
Bạn có thể uống 1 ly (250ml) ngũ cốc vào bữa sáng và ăn các hạt (điều, óc chó, hạt dẻ…) vào các bữa phụ.
Theo chỉ dẫn của các bác sĩ, bạn cần phải uống đủ 1,5l nước/ngày (tương đương với 4-6 cốc) nhằm đảm bảo mọi hoạt động tuần hoàn, tiêu hóa và bài tiết trong cơ thể diễn ra thuận lợi.
Việc cũng cấp đủ nước và khoáng chất cần thiết còn giúp cho mô mũi lành nhanh, làn da duy trì được độ đàn hồi cần thiết, xóa mờ các vết bầm tím…
Một số loại thức uống bổ dưỡng là: nước ép cam/táo/bưởi, nước khoáng, nước lọc, vitamin C, chất điệng giải… Đồng thời, bạn cần tuyệt đối tránh nước dừa và sinh tố rau má, tránh xảy ra xuất huyết vết thương.
Lưu ý: Khách hàng cũng nên điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi, vận động, vệ sinh hằng ngày sao cho hợp lý, không gây tác động tiêu cực đến mũi sau nâng.
Vấn đề nâng mũi kiêng ăn bao lâu đã được lý giải chi tiết, cùng với đó là những chỉ dẫn rất quan trọng về chế độ dinh dưỡng mà bạn không nên chủ quan. Hãy chủ động thiết lập kế hoạch chăm sóc chuẩn khoa học để sớm chào đón dáng mũi đẹp không tỳ vết.