Phương pháp vô cảm được ví như ‘lá chắn’ đầu tiên giúp bạn an toàn vượt qua ca nâng mũi. Vậy nâng mũi gây tê hay mê? Từng biện pháp phù hợp với kiểu độn mũi nào? Chuyên mục giải đáp Y khoa của Kangnam sẽ giúp bạn biết thêm chi tiết.
Nội dung bài viết
Sử dụng phương pháp vô cảm là bước quan trọng trong dịch vụ thẩm mỹ nói riêng và y khoa nói chung. Với nâng mũi, 4 loại hình vô cảm cơ bản là:
Đây được xem là phương pháp phổ biến nhất trong y tế hiện nay. Đúng như tên gọi, giải pháp chỉ dùng cho 1 khu vực nhất định, cụ thể ở đây là chiếc mũi của bạn. Lidocain và epinephrine lần lượt tiêm ở bên trong & bên ngoài mũi trước bóc tách khoảng 20 phút.
Khi đi vào hạ bì, Lidocain tự động làm ‘liệt’ mao mạch và dây thần kinh xung quanh. Epinephrine ‘khóa’ chặt mạch máu, giảm biên độ tuần hoàn giúp bệnh nhân mất đi phản ứng bước đầu. Điểm cộng của tê cục bộ là thủ thuật nhanh, khả năng chống đau tốt, biến chứng dễ khắc phục.
Phạm vi của gây tê vùng thường rất rộng, áp dụng cho các case giải phẫu lớn. Loại hình này xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, dùng trong nâng mũi vào đầu thế kỷ 20 tại Mỹ và Tây Ban Nha.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ phải khử trùng biểu bì, căn chỉnh lượng thuốc, tiêm thuốc tại 2 vị trí là màng cứng mũi & tủy sống mũi. Đây là 2 trung khu thần kinh trọng tâm khiến vùng mũi & 2/3 vùng mặt hoàn toàn mất đi cảm giác.
Thế mạnh của phương pháp là phạm vi đau đớn được rút gọn, hỗ trợ những ca phẫu thuật khó, tăng khả năng chịu lực cho bệnh nhân cơ địa kém.
Khác với gây tê, gây mê toàn thân là một hình thái vô cảm ‘cao cấp’ hơn. Liều mê được định lượng sẵn và tiêm qua tĩnh mạch (tay, nách, cổ). Khi đó, toàn bộ thùy nào sẽ không tiếp nhận được xung thần kinh, khách hàng rơi vào trạng thái vô thức & mất cảm giác.
Ngoài ra, gây mê toàn thân buộc phải có sự trợ giúp của ống thở nhằm đảm bảo hô hấp của khách hàng. Tùy vào lượng mê người bệnh sẽ ‘ngủ lâm sàng’ trong 1 khoảng thời gian nhất định, với nâng mũi là 80 – 120 phút.
Đây là loại hình ưu việt nhất, dù mất cảm giác nhưng bạn vẫn hình dung được chuyện gì đang xảy ra. Biện pháp dùng Xylocaine & Macaire (2 dạng thuốc an thần nhẹ nhưng ngủ sâu) tiêm qua tĩnh mạch chủ nhằm ‘ru ngủ’ cơ thể, KHÔNG ỨC CHẾ não bộ.
Thế mạnh của gây mê có ý thức là sự an toàn, hàm lượng thuốc dư trong cơ thể không nhiều nên biến chứng ít, thể trạng & tinh thần được đảm bảo. Cùng với đó, hoạt động hô hấp & tuần hoàn cũng sẽ không bị tổn hại.
Tiêm mê có ý thức rất khó nên cần một bác sĩ giàu kinh nghiệm phụ trách. Đây cũng là hình thức được các bệnh viện lớn dùng trong nâng mũi & các loại hình đại phẫu khác.
Trả lời câu hỏi này, các bác sĩ Kangnam đưa ra nhận định:
‘Về cơ bản, diện tích bóc tách càng lớn, mức độ đau càng nhiều thì phương pháp vô cảm càng nặng. Bởi thế, gây tê thường dành cho các case nâng mũi không quá phức tạp, chỉ đơn thuần là độn sụn hoặc chỉnh sửa bên ngoài.
Ngược lại, gây mê lại phù hợp với các loại hình độn mũi cầu kỳ, giải phẫu nhiều và can thiệp mạnh tới cấu trúc mũi. Ngay từ khi thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ định hình và giải thích sơ lược về tất cả những điều trên’.
Đi sâu vào từng trường hợp cụ thể, gây tê & gây mê sẽ phù hợp với các dòng độn mũi sau:
Là 2 hình thức vô cảm quen thuộc trong thẩm mỹ nhưng gây tê & mê lại gây ra khá nhiều ‘hệ lụy’. Một số tác dụng phụ được giới chuyên môn ‘chỉ mặt gọi tên’ là:
Bản chất của gây tê là dùng lidocaine làm tê liệt tạm thời vị trí cần bóc tách, do đó vấn đề ‘đáng ngại’ nhất của nó là mức độ đau hậu phẫu. Cụ thể là:
Gây tê cục bộ
Đặc biệt, gây tê cục bộ không thể áp dụng cho những case nâng mũi lớn (do phạm vi tê quá hẹp). Nó chỉ dành cho các cuộc tiểu phẫu nhẹ nhàng, thời gian nhanh, diện tích xâm lấn thấp.
Gây tê vùng
Gây tê vùng cũng tồn tại khá nhiều nhược điểm cụ thể như:
Nhìn chung, tác hại của gây tê là có nhưng không quá trầm trọng. Bạn chỉ cần dùng giảm đau đúng liều, cố gắng tĩnh dưỡng là có thể bình phục sau 1 – 2 ngày.
Khách quan mà nói, tác dụng phụ của gây mê nguy hiểm hơn nhiều so với gây tê. Nguyên nhân là do kỹ thuật này rất phức tạp, cần có sự tính toán chính xác về liều lượng dùng, cách tiêm, khu vực tiêm…
Gây mê toàn thân
Tốc độ phục hồi chậm, khách hàng mê man trong nhiều giờ, luôn trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê
Ở trường hợp xấu nhất, khách hàng sẽ bị chán ăn, đau nhức cơ thể, tinh thần sa sút trong nhiều tuần. Bởi thế, khi gây mê toàn thân, bác sĩ & người nhà phải liên tục theo dõi phản ứng của bệnh nhân trong giai đoạn hậu phẫu.
Gây mê có ý thức
Dù là biện pháp vô cảm mang nhiều điểm cộng nhưng gây mê có ý thức lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng phổi. Cụ thể là:
Vô tình tiêm nhầm vào dây thần kinh có thể khiến mặt bị méo, liệt tạm thời, tăng nguy cơ mất trí nhớ. Trước những biến chứng khó lường của gây mê & tê, lời khuyên cho bạn là nên cẩn trọng trong khâu này khi nâng mũi. Hãy order bác sĩ tiêm có tay nghề để phòng ngừa mọi rủi ro xảy đến nhé.
Hướng tới giải pháp giảm đau không ‘hệ lụy’, nhiều BVTM hiện nay đã áp dụng kỹ thuật tiền gây mê. Theo nhiều khảo sát, tiền gây mê đem lại hiệu quả tối ưu và giúp giảm 80% biến chứng do thuốc gây ra.
Về mặt cơ chế, phương pháp dùng 1 lượng thuốc mê vừa đủ tiêm sâu vào tĩnh mạch. Khi đó, các cơ và mao mạch sẽ tạm ngừng hoạt động, hô hấp chậm dần, khách hàng rơi vào trạng thái vô cảm.
Quá trình hít thở không hề bị ức chế, bệnh nhân không cần sự trợ giúp của bình oxy. Đặc biệt, một phần thùy não vẫn tiếp nhận thông tin bình thường, bạn sẽ ‘lơ mơ’ biết được những gì đang xảy ra với mình.
Được coi là bước ngoặt mới trong các phương pháp vô cảm, tiền gây mê được đánh giá cao nhờ các ưu điểm:
Tiền gây mê được BVTM Kangnam đưa vào sử dụng từ năm 2016. Nhờ vậy, các khách hàng sau khi thực hiện dịch vụ đều phục hồi nhanh, sức khỏe tốt, tình trạng tâm lý bình ổn. Do đó, bạn hãy tới Kangnam hoặc các BV lớn có áp dụng tiền mê để thực hiện nâng mũi nhé.
Từ bài viết trên, việc nâng mũi gây tê hay mê không còn là câu hỏi học thuật ‘khó nhằn’ với bất kỳ ai. Qua tư vấn của các chuyên gia, bạn sẽ định hình được đâu là loại hình vô cảm hợp với cơ địa và cách thức độn mũi mà mình đăng ký.