Lo sợ ảnh hưởng đến tướng mặt cũng như gặp biến chứng hậu làm đẹp, nhiều khách hàng đã không ngừng thắc mắc “nâng mũi có nguy hiểm không”. Nhằm giải tỏa tâm lý hoảng loạn, sợ hãi này, bài viết từ BV Kangnam sẽ lý giải cụ thể cho bạn.
Nội dung bài viết
Nâng mũi không còn là dịch vụ làm đẹp lạ lẫm với nhiều khách hàng. Bởi lẽ, kỹ thuật thẩm mỹ này từ lâu đã được ứng dụng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia Hàn, Mỹ, Nhật.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, các ca thẩm mỹ nâng mũi chỉ tác động ở phần mô mềm, sụn. Vì thế, sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của mũi hay sức khỏe khách hàng.
Thậm chí, kỹ thuật này còn được áp dụng để chỉnh sửa cấu trúc mũi, cải thiện diện mạo trong một số trường hợp bệnh nhân gặp tai nạn hay có dị tật liên quan.
Do vậy, khi được tiến hành thẩm mỹ tại các đơn vị uy tín, quý bạn đọc có thể an tâm rằng đây là một phương thức làm đẹp an toàn, không gây hại cho sức khỏe.
Mặc dù, được đánh giá an toàn nhưng nếu bác sĩ nâng mũi sai kỹ thuật, khách hàng sẽ phải gánh chịu những rủi ro, cụ thể là:
Hiện tượng đau nhức, sưng tấy và có phần châm chích hậu thẩm mỹ là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bị đau dữ dội, tình trạng sưng tấy không giảm thì rất có thể đây là dấu hiệu ban đầu của việc bị nhiễm trùng.
Đặc biệt, khách hàng cần phải đặc biệt chú ý và liên hệ gấp với bác sĩ nếu thấy có dịch vàng, xanh lá chảy ra nhé!
Trường hợp mũi sưng đỏ và chảy mủ sau 15 ngày làm đẹp bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay nhé! Tình trạng nhiễm trùng nếu không được kiểm soát, xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến form dáng mũi, mắt và cả não bộ. Vì thế, mọi khách hàng tuyệt đối không được coi nhẹ vấn đề này!
Sẹo hình thành sau nâng mũi sẽ xảy ra khi chuyên viên thực hiện rạch đường mổ quá lớn hoặc không khâu miệng vết thương cẩn thận. Điều này dẫn đến tình trạng mũi không thể hồi phục như bình thường, dễ nhiễm trùng, hoại tử và xuất hiện sẹo sau hồi phục.
Lệch vách ngăn mũi cũng là một biến chứng liên quan đến kỹ thuật nâng mũi của bác sĩ. Cụ thể, trong quá trình thẩm mỹ, bác sĩ đã đặt sụn sai vị trí, không cân bằng 2 bên vách ngăn. Từ đó, dẫn đến mũi bị cong và lệch hẳn về 1 bên.
Nếu không nhanh chóng khắc phục biến chứng này mũi của khách hàng có thể sẽ biến dạng nặng, khó để cải thiện lại vẻ đẹp như ban đầu.
Khá nhiều khách hàng chủ quan rằng, việc đầu mũi bị bóng đỏ hậu nâng mũi là phản ứng tự nhiên. Điều này sẽ đúng trong trường hợp bạn chỉ bị đỏ đầu mũi trong 1 – 2 ngày hậu thẩm mỹ.
6 – 8 ngày sau đó, tình trạng này vẫn diễn ra thì đây đích thực là dấu hiệu cảnh báo ca phẫu thuật thẩm mỹ của bạn đã có sai sót. Lúc này, phần da đầu mũi sẽ sưng to, có màu đỏ như màu sắc của cà chua và bạn thấy rõ các mao mạch bên trong.
Đa phần biến chứng này xuất hiện khi bác sĩ đặt sụn không đảm bảo tiêu chuẩn, quá nông hoặc lớn khiến cho sụn bị gồ lên, ma sát với da đầu mũi. Nếu không kịp thời giải quyết, lâu dần sẽ bào mòn và làm thủng đầu mũi, lộ sụn ra ngoài.
Tương tự như các hiện tượng trên, mũi bị co rút, biến dạng cũng cho biết kỹ thuật nâng mũi có sai sót. Cụ thể, chuyên viên đặt chất liệu sụn quá cao, gây áp lực cho da mũi. Từ đây, làm giảm chất lượng da, biến dạng form mũi và dẫn đến tình trạng bị co rút.
Nếu bác sĩ dùng sụn nhân tạo không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, độ tương thích thấp thì khả năng bạn phải đối diện với tình trạng mũi co rút, biến dạng vô cùng lớn.
Bất cứ khách hàng nào khi tìm hiểu về dịch vụ nâng mũi cũng lo ngại gặp các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng thẩm mỹ – sức khỏe và tốn kinh phí khắc phục. Vậy thì, dưới đây là một vài mẹo giúp bạn giải tỏa nỗi lo về rủi ro hậu thẩm mỹ và an tâm “cải tạo nhan sắc” nhé!
Cơ sở thẩm mỹ là yếu tố đầu tiên quyết định đến hiệu quả sắc đẹp hậu phẫu. Do vậy, quý bạn đọc tuyệt đối không nuôi dưỡng tâm lý đi theo đám đông, hãy cẩn thận chọn nơi làm đẹp uy tín nhé! Để tìm ra một BVTM tốt bạn cần lưu ý đến một số vấn đề như:
Cách take care và vệ sinh sau thẩm mỹ luôn giữ vai trò thiết yếu. Nếu không có chế độ chăm sóc đúng cách, mũi sẽ rất dễ nhiễm trùng, biến dạng và tệ hơn cả là hoại tử.
Hậu nâng mũi, bạn nên tránh tất cả mọi tác động dù mạnh hay nhẹ đến vùng da này. Bởi lẽ, chúng có thể khiến cho mũi bị xô lệch, biến dạng và thay đổi cấu trúc.
Vì thế, tốt nhất, bạn nên “kiêng” nhảy nhót, tập luyện các động tác thể thao cần dùng lực mạnh nhé! Những bài tập cúi gập và xoay lắc người cũng không nên thực hiện.
Vấn đề ăn uống liên quan mật thiết đến tốc độ hồi phục vết thương cũng như vẻ đẹp của mũi hậu phẫu. Do đó, đừng chủ quan trong việc xây dựng một thực đơn bồi bổ “balance” nhé!
Biểu hiện ban đầu của các biến chứng hậu nâng mũi rất khó để phát hiện. Do vậy, hãy tái khám đúng lịch hẹn trước đó với bác sĩ để kịp thời nhìn nhận các vấn đề tiềm ẩn và khắc phục nhé!
Thông thường, diễn tiến quá trình tái khám sau thẩm mỹ mũi sẽ là: 10 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. Vì thế, điều bạn cần làm là note lịch vào smartphone để tái khám đúng hẹn nhé!
Như vậy, nâng mũi có nguy hiểm không đã được giải mã chi tiết trong bài. Bất cứ ai cũng không muốn phải gánh chịu nhiều biến chứng hậu làm đẹp nên hãy ghi nhớ tất cả các tips mà Kangnam đề cập ở trên nhé!