Nặn mụn trứng cá đã trở thành vấn đề muôn thuở khiến nhiều người đau đầu và không phải ai cũng hiểu rõ về cách loại bỏ triệt để. Vậy phải khắc phục như thế nào cho đúng? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Mụn trứng cá đã trở nên quá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là lứa tuổi teen khi có những thay đổi về nội tiết tố. Những nốt sần này phát sinh do sự bít tắc các tạp chất (cặn bẩn, da chết, vi khuẩn…) trong gốc nang lông.
Nếu bạn tự ý nặn bỏ các nốt trứng cá đó thì nguy cơ để lại tổn thương chân lông là rất lớn. Vùng da tại đây sẽ ửng đỏ, đau tấy và kèm theo rất nhiều phản ứng nghiêm trọng.
Theo ý kiến của các chuyên gia về Da liễu, bạn không nên nặn hoặc cậy các đốm mụn trên da, vì điều này chỉ khiến cho tình trạng nặng thêm mà không cải thiện được gốc rễ vấn đề.
Thực tế có nhiều người nặn mụn tại nhà đã khiến cho da nổi nốt đinh râu, mụn thịt sưng to… ảnh hưởng tới sức khỏe và nhan sắc.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác hại sau khi bóp mụn, dưới đây là tổng hợp toàn bộ những hệ lụy phổ biến nhất.
Một vài nhóm tế bào xung quanh gốc mụn do tổn thương quá mức nên mất đi khả năng tự phục hồi, các mô liên kết tại đây cũng bị hao hụt một lượng nhỏ. Vì thế, da sẽ hình thành nên những vết sẹo thô cứng, thậm chí còn kèm theo thâm xỉn.
Khi các mô sẹo liền lại hoàn toàn, bạn chắc chắn sẽ khó có thể sở hữu làn da phẳng mịn như ban đầu.
Trong TH nặn mụn không thành công, bạn đã vô tình làm nhân mụn bị lún sâu xuống dưới các tầng da. Từ đó, lỗ chân lông sẽ càng bị ách tắc nhiều hơn. Đây một là tác nhân điển hình làm lan rộng tình trạng sưng viêm sang các gốc nang lân cận.
Mặt khác, nếu bạn không vệ sinh bàn tay hoặc dụng cụ nặn sạch sẽ, các hại khuẩn sẽ dễ dàng xâm chiếm vào sâu bên trong lớp biểu bì. Mụn nhọt sẽ tăng sinh rất nhanh với mức độ dày đặc.
Các ‘lỗ hổng’ trên da (sau khi ép bỏ nhân mụn) rất dễ bị nhiễm trùng, tạo điều kiện thuận lợi cho các cặn bẩn và bã nhờn len lỏi vào bên trong. Thế nên, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm, dị ứng mãn tính.
Sau khi điều trị nhiễm trùng, làn da có xu hướng trở nên nhạy cảm hơn bình thường, cấu trúc biểu mô suy yếu và tỷ lệ tái phát mụn trứng cá lại càng cao.
Đây được xem như một trong những tác hại ‘kinh hoàng’ và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người sau khi bóp nặn mụn liên tục. Nhất là với các dạng mụn bọc và mụn nang, nguy cơ bị sẹo lõm/rỗ là rất lớn, do một phần mô bị hao hụt vĩnh viễn.
Thêm nữa, tổn thương trên da càng sâu và càng nghiêm trọng thì càng để lại hố sẹo rộng. Các nốt này sẽ trở thành khuyết điểm lớn, khó che giấu bằng cách makeup.
Ngoài ra, một số TH hiếm sẽ gặp phải tổn thương dây thần kinh, tê liệt cơ, da mất khả năng đàn hồi…
Phương pháp xử lý mụn hữu hiệu được nhiều bác sĩ khuyên dùng là bôi kem/thuốc hay sử dụng các dược phẩm kháng sinh. Đồng thời, bạn phải thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt chuẩn chỉ để dẹp bỏ mụn từ trong ra ngoài.
Nếu bạn muốn nặn mụn tại nhà mà không phải lo lắng về biến chứng, hãy áp dụng những bí kíp dưới đây.
Trước khi can thiệp vào các nốt đen li ti, bạn có thể thoa một lớp gel axit salicylic hoặc benzoyl peroxide và đợi 15-20” để các chân lông giãn nở hết mức.
Đối với tình trạng mụn đầu đen ẩn sâu phía dưới, bạn nên xông mặt bằng thảo mộc (chanh, lá bưởi, diếp cá, tía tô…) để thuận tiện hơn cho việc đẩy nhân mụn ra khỏi bề mặt.
Các nốt mụn trứng cá dạng đầu trắng thường nổi lên kèm theo đau nhức, tấy đỏ xung quanh nên bạn hãy dùng kim (đã khử trùng bằng cồn) rồi chích vào đầu mụn. Sau đó, dùng 2 đầu ngón tay (đã rửa sạch với xà phòng) để nhẹ nhàng ép nhân ra.
Bạn nên dùng tinh chất làm se da và lau lại bề mặt mụn, có thể kết hợp cả thuốc ngừa thâm sẹo (azelaic acid, demartrix, mederna…)
Bạn cũng cần theo dõi liên tục các phản ứng sau khi diệt trừ mụn, đảm bảo xử lý và ngăn chặn kịp thời các tình huống xấu xảy ra.
Khi kết thúc quá trình nặn, bạn tuyệt đối không chạm vào các nốt đỏ, nếu có dịch lỏng chảy ra thì dùng tăm bông thấm sạch.
Mụn mủ là dạng trứng cá khá nghiêm trọng, rất khó để nặn bóp và loại bỏ tận gốc hạt nhận ra khỏi tầng biểu bì. Một vài bước xử lý hữu ích như sau:
Đối với TH nổi nốt mụn lớn/u nang lâu ngày không khỏi, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ Da liễu để kiểm tra và xác định phương hướng khắc phục phù hợp.
Tùy vào từng đặc điểm khách hàng, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp chích mụn hoặc tiểu phẫu cắt bỏ. Đồng thời, bạn cũng được kê đơn thuốc để giảm thiểu cảm giác khó chịu cũng như ngăn ngừa hậu quả về sau.
Nếu mụn trứng cá mọc nhiều thành từng mảng lớn, mức độ lây lan nhanh chóng và gây viêm da nghiêm trọng, bạn nên lựa chọn hình thức chữa trị bằng CN hiện đại.
BV Kangnam hiện nay đang triển khai liệu pháp xóa mụn – dưỡng da theo CN De Acne đạt tiêu chuẩn chất lượng Hoa Kỳ, mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc điều trị thủ công tại nhà.
Những điểm mới lạ mà De Acne có thể mang đến là:
Khách hàng chữa mụn tại Kangnam đều hài lòng về mọi mặt, bao gồm cả công nghệ – kỹ thuật, trình độ bác sĩ, môi trường làm đẹp… Vì thế, bạn chỉ cần bấm máy gọi hotline 1900.6466 và bắt đầu tận hưởng các trải nghiệm thẩm mỹ tuyệt vời.
Nếu làn da của bạn vẫn còn khỏe và ít mụn, hãy lưu lại ngay những lời khuyên quan trọng dưới đây để phòng ngừa tình trạng mụn phát triển nặng hơn.
Vấn đề nặn mụn trứng cá và những điều cần biết đã được đề cập chi tiết, giúp ích cho bạn làu giàu thêm cẩm nang skincare. Hãy bảo vệ và chăm sóc da mọi lúc mọi nơi để phòng tránh u nhọt sinh sôi, hạn chế mọi ảnh hưởng xấu tới ngoại hình của mình.