Mụn ẩn ở mũi là một trong những vấn đề khiến nhiều người nhức nhối vì khó tìm ra cách chữa trị dứt điểm. Hãy cùng bài viết tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý tốt nhất, đi kèm với đó là một số bí kíp quan trọng để hạn chế xảy ra tình trạng này.
Nội dung bài viết
Đây là loại mụn xuất hiện ở dưới tuyến bã nhờn mà không bộc phát lên trên bề mặt biểu bì, gây ra cục u cứng và đau nhức. Nguyên nhân khiến mụn ẩn xuất hiện ở mũi có thể là do:
Hormone nội tiết tăng sinh hoặc suy giảm đột ngột trong một vài GĐ như: dậy thì, mang thai, kinh nguyệt… là tác nhân hàng đầu khiến cho da phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực.
Vì lúc này, tuyến bã nhờn bị mất kiểm soát khiến làn da trở nên bóng dính và trở thành lớp màng lưu giữ nhiều tạp chất bẩn. Đây là điều kiện tuyệt vời để mụn sinh sôi và ẩn nấp phía dưới lớp biểu bì.
Do đó, những vùng da tập trung nhiều tuyến nhờn điển hình là mũi, cằm hoặc trán… sẽ không thể tránh khỏi viêm nhiễm tổn thương.
Các hại khuẩn, khói bụi và tế bào chết đều tồn tại dưới dạng phân tử nhỏ li ti, có thể dễ dàng xâm chiếm vào sâu bên trong gốc nang lông. Hơn nữa, vùng da mũi khá mỏng nên vị trí này càng có nguy cơ cao bị tổn hại.
Trong TH bạn không chú ý vệ sinh mũi đúng cách, về lâu dài sẽ khiến cho mụn ẩn dần tàn phá “ngầm”, làn da nổi vết sần sùi đau nhức khó chịu.
Không chỉ có hormone nội tiết mới làm cho lượng dầu nhờn trên da mất cân bằng, hệ thần kinh căng thẳng cũng mang đến hệ quả tương tự. Bởi khi ở trong trạng thái stress, cơ thể tiết ra cortisol sẽ làm cho da vừa bóng dầu và vừa đổ nhiều mồ hôi.
Mặt khác, mệt mỏi kéo dài còn khiến cho làn da yếu hơn bình thường, khả năng chống chịu trước những yếu tố ngoại cảnh kém đi khiến mụn có cơ hội phát triển.
Việc lạm dụng các sản phẩm dành cho da mặt hoặc tô điểm lớp makeup quá dày là thói quen sai lầm của rất nhiều người. Lý do là bởi các hạt phấn hay nhiều thành phần hóa chất khác dễ gây “chắn đường” lỗ chân lông, gây ra kích ứng và nổi nốt sần sùi.
Đặc biệt, nếu bạn dùng những dòng mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn, chất lượng quá kém sẽ làm cho làn da “biểu tình” mạnh mẽ hơn.
Tạp chí Da liễu quốc tế đã từng đưa ra nhận định: Mụn ẩn phát sinh có liên quan trực tiếp đến thói quen ăn uống mỗi ngày.
Do sự thiếu hụt hoặc dư thừa một số dưỡng chất có thể dẫn tới các phản ứng như: tăng sản xuất bã nhờn, tăng tốc độ nổi mụn, lây lan nhiều dạng mụn,…
Một vài sai lầm nghiêm trọng trong việc xây dựng khẩu phần ăn là:
Tuy rằng, mụn ẩn dưới da thường khó trị hơn nhiều so với mụn trứng cá, đầu trắng, đầu đen… Thế nhưng, nếu bạn nắm rõ bí kíp khắc phục thì mọi vấn đề sẽ không còn là điều đáng lo ngại. Một số gợi ý cụ thể như sau:
Với người bị mụn ẩn ở mũi mức độ nhẹ, cách xử lý phù hợp nhất chính là tận dụng những bài thuốc truyền thống trong Đông Y. Bạn có thể áp dụng 2-3 lần/tuần theo các chỉ dẫn dưới đây.
Dầu trà đã có mặt trong công cuộc dưỡng nhan và chăm sóc sức khỏe từ nhiều thế kỷ trước. Nhờ hoạt tính chống khuẩn cũng như kháng viêm, loại tinh dầu này sẽ giúp bạn diệt trừ sạch sẽ các mảng mụn cứng đầu.
Dòng sản phẩm an toàn cho da vùng mũi là dầu trà nồng độ 5%, kết cấu mỏng nhẹ ít gây ngứa hay kích ứng. Vì vậy mà những người mang cơ địa nhạy cảm có thể yên tâm khi sử dụng.
Trong danh sách những nguyên liệu trị mụn thiên nhiên luôn “đề tên” mật ong, đây cũng là tuyệt chiêu dưỡng da không thể thiếu của phụ nữ Nhật Bản.
Mật ong có khả năng vô hiệu hóa vi khuẩn gây viêm, đồng thời tẩy bỏ tới 80% những mảng da chết, dầu thừa cùng bã nhờn. Các vitamin A, E và phân tử đường trong đó còn góp phần sửa chữa tổn thương, ngăn chặn phát triển sẹo thâm.
Nước cốt chanh cũng có công hiệu diệt khuẩn “ngang hàng” với mật ong. Lợi thế của nguyên liệu này là giàu vitamin C, axit citric và hoạt chất ức chế oxy hóa.
Tất cả những thành phần của nước chanh đều có lợi cho việc loại bỏ tế bào sừng hóa, đẩy mạnh nhân mụn thoát ra bên ngoài tầng thượng bì. Thậm chí, lớp mask này còn hỗ trợ làm da trở nên đều màu hơn đáng kể.
Trị mụn ẩn ở mũi bằng gel nha đam cũng được nhiều độc giả tin dùng và áp dụng thành công. Đây là nguyên liệu hội tụ hơn 20 loại axit amin và ít nhất 10 loại vitamin khác nhau, giúp ích rất lớn cho quá trình đào thải nhân mụn.
Ngoài ra, nha đam còn mang theo công dụng làm dịu các mảng da bị bong, bù nước cho các mô tránh khỏi nguy cơ bị suy yếu. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc bảo vệ làn da trước sự tấn công của mụn.
Với những người gặp phải tình trạng da mũi nhiều mụn ẩn kết hợp với thâm xỉn kém sắc, bạn có thể tận dụng bột nghệ để giải quyết nhanh chóng.
Tinh chất curcumin là thành phần chính của dược liệu này, rất có lợi cho việc thanh tẩy nhân mụn cùng tế bào sắc tố tối màu.
Một lượng nhỏ vitamin E trong nghệ còn đảm nhận vai trò điều tiết collagen, từ đó duy trì làn da luôn căng bóng và sáng khỏe tự nhiên.
Nếu như các dưỡng chất tự nhiên không thể giúp bạn cải thiện mụn ẩn, hãy lựa chọn giải pháp thay thế bằng thuốc đặc trị. Trong TH này, các BS thường khuyên dùng chế phẩm kháng sinh bôi ngoài da dạng kem hoặc gel.
Hai dòng sản phẩm phổ biến nhất là clindamycin và erythromycin, cách sử dụng hợp lý:
Điều trị bằng laser là một thủ thuật áp dụng CN cao, dành cho những TH bị mụn mức độ nặng, không thể xử lý bằng các phương pháp thủ công.
Thông qua việc chiếu chùm tia sáng laser xung cường độ cao, những khối mụn nằm sâu dưới da sẽ được tẩy bỏ một cách triệt để.
Để giúp bạn hình dung rõ hơn về cơ chế hoạt động và độ hiệu quả của biện pháp này, cùng khám phá những điểm mạnh vượt trội của CN De Acne như sau:
Bên cạnh việc nắm rõ những giải pháp khắc phục mụn ẩn, bạn cũng nên lưu lại tuyệt chiêu phòng tránh để giảm thiểu “gánh nặng” cho làn da.
Qua những thông tin mà bài viết mang tới, mụn ẩn ở mũi sẽ không còn là vấn đề nan giải. Bạn hãy chủ động xác định phương hướng điều trị đúng đắn và phù hợp cho mình để sớm ngày tự tin với diện mạo không tì vết.