Có nên nhổ lông nách ở tuổi dậy thì không? Hầu hết các thanh thiếu niên hiện nay, đặc biệt là phái nữ đều có chung thắc mắc này. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm lời giải đáp, hãy theo dõi bài viết dưới đây và lưu lại những bí quyết chăm sóc da đúng đắn nhất.
Nội dung bài viết
Các sợi lông ở hố nách thường phát triển mạnh mẽ vào độ tuổi teen, lớp ‘hàng rào’ này có vai trò giống như một tấm chắn cách nhiệt và bảo vệ vùng da nhạy cảm.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Hoa Kỳ, chiều dài thích hợp của những sợi lông tại vùng da đó là từ 1-1,5cm và có độ mềm, mịn, mỏng.
Bác sĩ T. Lavous (Pháp) cũng cho rằng: “Những thiếu niên có lông nách mọc quá rậm, dài >2cm thì nên thực hiện triệt bỏ. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa kích ứng hay ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi ma sát vào trang phục.”
Với các chị em, nhổ bỏ lông nách sẽ giúp họ không còn bị nam tính hóa, khôi phục lại sự tự tin và nâng cao vấn đề tâm lý.
Tuy nhiên, bạn bắt buộc phải tiến hành khử lông đúng cách, bởi nếu xảy ra sai sót thì hậu quả để lại là rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Nếu bạn tự ý thực hiện nhổ lông nách bừa bãi, không theo chỉ dẫn thì những hệ lụy có thể gặp phải là:
Gốc nang lông bị tác động một cách đột ngột hoặc sang chấn mạnh sẽ chạm tới các đầu dây thần kinh bên dưới, sinh ra cảm giác đau tấy kéo dài. Điều đó còn kéo theo phản ứng tự miễn dịch: sưng đỏ, nổi mẩn, chảy máu, nóng rát…
Với những người có cơ địa nhạy, vùng da nách lại mỏng yếu thì tình trạng này sẽ diễn ra với mức độ khá nghiêm trọng, khó thuyên giảm ngay trong ngày.
Viêm nhiễm xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bên trong lỗ chân lông và bắt đầu tàn phá các lớp mô mềm. Nguyên nhân có thể là do bạn dùng nhíp quá cũ hoặc không vệ sinh cẩn thận khi dọn lông nách.
Các dấu hiệu ban đầu của triệu chứng này là: đau nhức cục bộ vùng hố nách, ngứa rát, da nổi mảng sưng đỏ, chảy dịch mủ… Trong TH bị nặng hơn, bạn sẽ bị sốt nhẹ và nhức mỏi toàn bộ cơ cánh tay.
Rất nhiều người thực hiện thao tác nhổ không triệt để, dẫn tới đứt đoạn các sợi lông, lâu dần khiến chúng mọc ngược hoặc mọc chìm dưới da.
Những tín hiệu cảnh báo tình trạng đó là: vùng nách tối màu, cảm giác ngứa và đau mỗi khi cử động, xuất hiện mụn mủ hoặc nhiều nốt sần cứng…
Để khắc phục lông mọc ngược, bác sĩ thường giúp bạn kê đơn thuốc kháng sinh/giảm viêm hay thuốc tẩy tế bào chết giúp da mềm mỏng hơn.
Sự tổn thương ở gốc lông sẽ làm cho lớp vỏ cutin bao bọc xung quanh bị suy yếu, từ đó khởi động cơ chế sản xuất melanin. Vì thế, bề mặt da sẽ xuất hiện những vết lốm đốm thâm xỉn làm suy giảm tính thẩm mỹ.
Trong TH bạn không chú ý tẩy da chết hay skincare vùng nách thường xuyên, các mảng sẫm màu này sẽ ngày càng lây lan rộng hơn, thậm chí rất khó để khôi phục độ trắng mịn trở lại.
Để thực hiện dọn lông một cách đúng đắn và hạn chế tối đa những phản ứng phụ, bạn nên tuân thủ theo 3 bước dưới đây.
Vùng nách quá khô sẽ làm cho việc nhổ lông gặp nhiều bất tiện, dễ gây cảm giác đau rát và chảu máu. Do đó, bạn nên cấp ẩm cho vùng da này trước khi ‘dọn dẹp’ để giảm thiểu sự khó chịu.
Hơn nữa, việc này còn giúp cho các gốc nang lông mềm hơn, dễ dàng bị bong ra mà không cần dùng lực nhổ quá mạnh.
Cách để nhổ lông không bị đau chính là kéo căng da, giật theo chiều mọc xuôi giúp sợi lông rời khỏi gốc nhanh chóng, không để lại bất kỳ ‘dấu tích’ nào.
Các chuyên gia khuyên rằng nên nhổ lần lượt từ trên xuống, nếu gặp sợi lông quá cứng đầu thì không nên giật quá 3 lần để tránh gây đau đớn.
Lưu ý: Khi nhổ lông, bạn cần dùng nhíp sạch để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn. Sau khi thực hiện, bạn cũng phải rửa dụng cụ và để ở nơi khô thoáng.
Sau khi đã loại bỏ sạch sẽ ‘rừng rậm’ dưới cánh tay, bạn hãy thoa kem bôi để bảo vệ da khỏe mạnh, tránh gây ra tình trạng kích ứng.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên thoa một lớp dưỡng chất mỏng nhẹ, không nên bôi quá dày và nhiều khiến da bí bách, dễ phát sinh các nốt mẩn hoặc mụn nhọt.
Mặc dù, nhổ lông là cách đơn giản và nhanh chóng nhất, nhưng lại có rất nhiều sự ‘bất cập’ cũng như rủi ro ngoài ý muốn. Do vậy, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:
Trên thị trường có rất nhiều loại kem hỗ trợ wax lông với chi phí không quá đắt đỏ, dễ tìm kiếm tại các cửa hàng chăm sóc sắc đẹp. Cách này được cả nam và nữ giới ưa chuộng trên khắp thế giới, họ thực hiện rất đều đặn thường xuyên.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Đắp mask trị lông là mẹo dân gian được người phương Đông sử dụng rất thịnh hành. Thành phần trong các nguyên liệu tự nhiên sẽ giúp làm mềm gốc lông, khiến cho từng sợi bị rụng ra khỏi lớp biểu bì.
Một số loại dược liệu phổ biến và hợp với nhiều loại da:
+ Mật ong và chanh
Combo này chứa: axit citric, vitamin C và E, đường đơn, chất chống oxy hóa khác… làm cho sợi lông dần dần bị suy yếu, tự đào thải ra ngoài.
Hơn nữa, cả 2 nguyên liệu đều có khả năng kháng khuẩn mạnh, hỗ trợ loại bỏ các tạp chất bẩn tích tụ, góp phần giảm bớt nguy cơ viêm nhiễm sau khi lông rụng.
+ Bột mì và cà chua
Bột mì chứa nhiều enzyme cùng vitamin nhóm B, trong khi cà chua lại giàu hoạt chất lycopene, mang đến tác dụng làm mềm sợi lông và cải thiện làn da dưới cánh tay thông thoáng.
Hỗn hợp này khá thích hợp với người bị đổ nhiều mồ hôi vùng cánh, da bị sạm đen và xuất hiện nếp nhăn.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Đây là biện pháp can thiệp chuyên sâu, nhờ sự trợ giúp của máy móc và CN cao để loại trừ sạch sẽ lớp lông rậm rạp. Cách điều trị này được thực hiện bằng việc ứng dụng sóng ánh sáng Diode Laser, giúp ‘dẹp cỏ’ tận gốc và ngăn chặn sự tái phát trở lại.
Ưu điểm:
Tại BV Kangnam, CN này được triển khai theo tiêu chuẩn Hàn Quốc, đáp ứng được mọi tiêu chí về độ an toàn và hiệu quả.
Đến nơi đây, bạn còn được tư vấn và hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc da vùng cánh, được giải đáp mọi thắc mắc từ các chuyên gia 30 năm kinh nghiệm trong ngành.
Bên cạnh đó, với môi trường sạch sẽ cùng hệ thống trang thiết bị tân tiến, chắc chắn khách hàng sẽ nhận được kết quả làm đẹp ưng ý nhất.
Chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề ‘Có nên nhổ lông nách ở tuổi dậy thì không?’. Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp phù hợp để tự tin thể hiện cá tính, không còn mang nỗi xấu hổ về ngoại hình nhé!