Cách chữa cháy nắng như thế nào là hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu chi tiết những công thức dưỡng da an toàn tại nhà. Bên cạnh đó, bạn sẽ nắm rõ các bí kíp hữu ích cho việc phòng ngừa sạm da, duy trì sự trắng mịn dài lâu.
Nội dung bài viết
Làn da bị cháy nắng khi tiếp xúc quá lâu và chịu ảnh hưởng bởi tia cực tím từ ánh sáng MT hoặc các nguồn điện nhân tạo. Trong TH bị nặng có thể dẫn tới bỏng rát, nguy cơ ung thư da là khá cao.
Khi tia UV chiếu vào da, cơ thể sinh ra phản ứng tự sản sinh hắc sắc tố (melanin) hỗ trợ chống nắng. Các tế bào này dần dần lắng đọng dưới lớp biểu bì và gây nên thâm sạm, hình thành những mảng da không đều màu.
Một vài dấu hiệu nhận biết là:
Da rám nắng là hiện tượng không quá hiếm gặp, thường gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe và nhan sắc. Một vài hệ quả điển hình là:
Việc để da ‘phơi nắng’ quá lâu, lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, làm cho bạn trông già hơn đáng kể so với tuổi thật.
Những ảnh hưởng cụ thể hơn đó là:
Tia UV có sức công phá rất mạnh khiến và dễ khiến cho tế bào biểu bì đứt gãy DNA, dẫn tới gia tăng nguy cơ hình thành các khối u ác tính. Một vài dạng ung thư da phát sinh thành nhiều nốt sần nhỏ hay các vết loét dễ chảy máu.
Triệu chứng này có thể xuất hiện ở các vùng ‘lộ thiên’ nhiều nhất, ví dụ như đầu, mặt, cổ, cánh tay, mu bàn chân…
Nếu nhận thấy các vết sần hay đốm đen trên da phát triển nhanh chóng, gây cảm giác khó chịu và đau nhức thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để xử lý sớm nhất.
Để cải thiện tình trạng da rám nắng, bạn hãy tham khảo và áp dụng một trong những biện pháp hữu ích dưới đây.
Nước lạnh là cách cứu chữa cực nhanh chóng, giúp da giảm thiểu sự nóng rát và khó chịu sau khi vừa ra ngoài trời nắng. Bởi nhiệt độ thấp làm cho các mạch máu co lại, tránh bị sưng phồng hay căng tức.
Lô hội được coi là dược liệu thiên nhiên tuyệt vời, với công dụng cấp ẩm, bù nước cho da tránh khỏi khô ráp. Đồng thời, các enzyme và vitamin A, B trong đó còn giúp chữa lành tổn thương, hỗ trợ khôi phục lại lớp biểu bì bị hư hại do ánh nắng.
Hơn nữa, gel cây lô hội còn mang tác dụng chống lão hóa sớm, làm phẳng các rãnh nhăn trên da và xóa mờ đốm melanin.
Giấm táo là liều thuốc ‘chữa cháy’ hữu hiệu dành cho da dầu, bởi axit axetic và vitamin C trong đó vừa giúp lọc bỏ đốm nâu, vừa thấm hút chất nhờn nhanh chóng.
Thành phần protein, chất chống oxy hóa, lợi khuẩn, vitamin E… có trong giấm táo còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tái tạo làn da. Nhờ đó, cấu trúc biểu bì được ‘kiến tạo’ chắc khỏe, khả năng chống đỡ tia UV tốt hơn rất nhiều.
Nếu bạn có làn da bị cháy nắng đã lâu, nhiều mảng màu không đồng đều và khá nhạy cảm thì đắp sữa chua sẽ là lựa chọn thích hợp. Trong thực phẩm này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt như: probiotics, axit amin, biotin, vitamin D, E, A…
Chính vì thế, sữa chua sẽ giúp làn da đào thải độc tố, thanh lọc các mảng melanin và củng cố hệ miễn dịch. Nhờ đó, bạn sẽ không còn phải lo lắng về những vết đốm xấu xí hay mảng da kém sức sống.
Bã cafe là nguyên liệu giàu khoáng chất thiết yếu như: canxi, magie, kẽm… cùng một vài thành phần hoạt tính (caffeine, polyphenol…) có lợi cho da. Do đó, khá nhiều tín đồ làm đẹp rất ưa chuộng sử dụng nguyên liệu này để chữa trị vết rám.
Đặc biệt, bã cà phê không có tính axit hay mài mòn mạnh, gần như không có khả năng gây kích ứng nên thích hợp cho mọi đặc điểm da.
Cà chua cũng là một nguyên liệu được nhiều người lựa chọn vì dễ dàng tìm kiếm, thực hiện đơn giản và mang lại hiệu quả dưỡng da cao. Do trong loại quả này chứa nhiều hoạt chất lycopene, có tác dụng ‘cứu cánh’ cho bạn khỏi những đốm đen sạm và các dấu hiệu lão hóa.
Vitamin A trong cà chua góp phần củng cố mô da khỏe đẹp, nâng cao sức miễn dịch và thúc đẩy tăng trưởng tế bào mới. Cùng với đó, thành phần khoáng chất và nước (hơn 40%) còn giúp bề mặt biểu bì tránh khỏi khô nứt, ‘hạn hán’.
Đặc tính nổi bật của mật ong là kháng khuẩn và chữa lành vùng da hư tổn, giúp khôi phục lại độ mịn màng tự nhiên chỉ trong thời gian ngắn. Dược liệu này phù hợp dành cho da dày và khỏe bởi mật ong dễ gây nóng rát.
Trong đó còn chứa thành phần vitamin E, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng collagen cần thiết cho da, ngăn ngừa nếp nhăn hay các đốm hắc sắc tố.
Trà xanh được biết đến là nguyên liệu giàu chất ức chế oxy hóa, nổi bật là EGCG, caffeine, saponin, catechin… giúp xoa dịu mau chóng tình trạng ửng hồng và cháy nắng.
Ngoài ra, trong lá trà còn chứa thành phần tinh dầu, vitamin E và chất diệp lục giúp nuôi dưỡng làn da bền khỏe, không dễ dàng bị tác động bởi tia UV hay các hại khuẩn ngoài môi trường.
Những người sở hữu làn da khô, mỏng yếu và nhạy cảm cũng có thể chọn dưa chuột để chữa trị. Đây là một cách chữa cháy nắng kết hợp loại dưỡng ẩm khá hữu dụng.
Dưa leo chứa tới hơn 90% là nước và khoáng chất, kèm theo các vitamin nhóm B, A cùng một số hoạt chất sinh học. Tất cả các thành phần đó đều có lợi cho việc chăm sóc da, xoa dịu mảng đỏ và tăng thêm độ đàn hồi.
Một nguyên liệu cực kỳ lành tính mà bạn cũng nên thử đó là bột yến mạch, với nhiều công dụng tuyệt diệu: tẩy bỏ da chết, khắc phục rám nắng, chữa trị kích ứng và mụn nhọt…
Bởi vì loại bột này chứa các thành phần bổ dưỡng như: vitamin nhóm B, khoáng chất, protein, selenium… tạo điều kiện cho da sáng khỏe và trẻ lâu.
Bên cạnh việc nắm rõ những công thức chữa trị cháy nắng, bạn cũng nên học cách phòng ngừa để giảm thiểu tối đa tình trạng tổn thương trên da. Một vài lưu ý cần nhớ như sau:
Toàn bộ cách chữa cháy nắng và những biện pháp phòng ngừa bổ ích đã được nêu rõ trong bài viết. Hy vọng bạn sẽ chủ động xây dựng kế hoạch skincare đúng chuẩn, giúp da luôn trong trạng thái tốt nhất, tránh khỏi mọi hệ lụy tiêu cực nhé!