Ăn bí đỏ có béo không? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy tìm hiểu chi tiết về toàn bộ các khía cạnh: công dụng, giá trị dinh dưỡng và cách chế biến. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng thiết lập chế độ dinh dưỡng giảm mỡ hiệu quả.
Nội dung bài viết
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng, bí ruột đỏ mang lại khá nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể, chi tiết như sau:
Axit glutamine trong ruột bí có khả năng củng cố các neuron thần kinh chắc khỏe hơn. Đồng thời, các phản chứng chuyển hóa và dẫn truyền xung thần kinh cũng trở nên thuận lợi hơn, giảm bớt căng thẳng cho não bộ.
Đặc biệt ở các mẹ bầu, ăn bí đỏ sẽ hỗ trợ phát triển tế bào não cho thai nhi, phòng ngừa các hội chứng xấu liên quan.
Trong quả bí này chứa hàm lượng beta-carotene cực kỳ dồi dào, sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành vitamin A. Đây là dưỡng chất giúp võng mạc xử lý ánh sáng tốt hơn, hạn chế tối đa sự suy nhược của tế bào hình nón và que bên trong nhãn cầu.
Các chất oxy hóa trong bí như lutein, zeaxanthin… có công hiệu ngăn chặn đục thủy tinh thể, làm chậm tốc độ lão hóa tại điểm vàng.
Axit béo omega-3 và omega-6 của bí (đặc biệt là phần hạt) sẽ giúp điều hòa đường huyết, đào thải bớt hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó, nguy cơ mắc xơ vữa động mạch hay các bệnh lý về tim sẽ được đẩy lùi đáng kể.
Các chất ức chế oxy hóa trong quả bí cũng có tác dụng bảo vệ hệ thống cơ tim khỏe mạnh, đảm bảo nhịp co bóp đều đặn. Bạn sẽ tránh được tình trạng: huyết áp cao, tim đập nhanh/dồn dập…
Ước tính trong 100gr bí đỏ sẽ có 9mg vitamin C, góp phần xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, gia tăng hiệu quả hoạt động của các kháng nguyên. Vì thế, bạn sẽ chống chịu tốt với các mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm…) và ít bị ốm vặt.
Quá trình lưu chuyển hệ bạch huyết cũng diễn ra khá suôn sẻ, tránh tình trạng ứ đọng chất dịch hay nổi u sưng cứng trên cơ thể.
Cũng chính vì bí đỏ có beta-carotene và nhiều chất chống oxy hóa, nên các ‘mầm mống’ gây ung thư sẽ không có cơ hội sinh sôi phát triển.
Trong nhiều nghiên cứu, việc ăn bí đỏ 2-3 bữa/tháng sẽ giúp bạn giảm 3-5% tỷ lệ mắc ung thư đường ruột và tim mạch. Do đó, bạn không nên bỏ qua loại thực phẩm bổ dưỡng này.
Trong 100gr bí ngô chứa khoảng 26,1 calo, nằm trong nhóm các loại rau củ có hàm lượng calo thấp. Chất béo trong đó đều thuộc dạng bão hòa (0,1gr) nên hoàn toàn không gây tích mỡ.
Thành phần dinh dưỡng chính của bí đỏ là chất xơ (0,5gr) và đường đơn (2,8gr), bên cạnh đó là hàng loạt vitamin A, C, D, B… Đây là thực phẩm có tính ôn, ít gây hại cho đường ruột cũng như hệ tiêu hóa.
Thông qua những giá trị dinh dưỡng mà bí mang lại, có thể dễ dàng nhận thấy thực phẩm này không có khả năng gây béo phì hoặc tăng cân.
Chất xơ trong cùi bí giúp bạn có cảm giác nhanh no và lâu đói, hạn chế tối đa cảm giác thèm ăn trong ngày. Điều này góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh hàm lượng calo bên trong cơ thể.
Các chất bổ dưỡng từ bí giúp ích rất lớn cho hệ tiêu hóa, đẩy mạnh tốc độ trao đổi và giải phóng các chất dư thừa. Nhờ đó, chất béo sẽ nhanh chóng bị ‘tẩy chay’ ra bên ngoài, không còn lắng đọng lại dưới mô da.
Như vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thêm bí đỏ vào trong thực đơn hằng ngày của mình, nhưng phải ăn đúng cách và đúng liều lượng.
Nếu bạn muốn dùng bí ngô làm ‘công cụ’ giảm cân, hãy lưu lại ngay những công thức và chỉ dẫn hữu ích dưới đây.
Các chuyên gia đều khuyến khích sử dụng món luộc trong chế độ ăn kiêng. Bởi đồ ăn này không chứa dầu béo, hàm lượng dưỡng chất vốn có đều được giữ lại đầy đủ.
Cho nên, bí luộc là món giảm cân cực kỳ đơn giản mà bạn không nên bỏ lỡ. Nhất là những ai bị khó tiêu, bụng dạ kém… càng nên tiêu thụ món này.
Sữa bí là món dễ uống, hợp khẩu vị của nhiều người và thích hợp dành cho nhóm đối tượng thừa cân và có da sạm kém sức sống.
Bởi vì các axit lactic, biotin và vitamin trong sữa này mang đến công dụng: dưỡng trắng, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy tiêu giảm chất béo…
Món sữa này cũng có thể gây ra tăng cân nếu uống quá nhiều. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng 1-2 bữa/tuần vào sáng sớm hoặc bữa lửng buổi chiều (14-15h).
Nước ép bí cũng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai đang tìm kiếm loại nước detox, thanh nhiệt giải độc và đào thải bớt mỡ thừa.
Hàm lượng vitamin A, C trong nước ép bí ngô được giữ lại gần như toàn bộ, mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ đường ruột, tỷ lệ lipid trong máu cũng được đẩy lùi mạnh mẽ.
Nếu bạn muốn thêm bí đỏ vào bữa phụ để hỗ trợ giảm cân, hãy chế biến sinh tố bí kết hợp sữa chua + chuối. Món này mang lại cảm giác no lâu, hạn chế phát sinh tín hiệu ‘khao khát’ đồ ăn trong những bữa tiếp theo.
Hỗn hợp sinh tố đó chứa nhiều axit amin, góp phần vào việc đốt cháy năng lượng dư thừa, bài trừ độc tố và mỡ béo.
Chè bí ngô cũng là món chinh phục được khá nhiều người, bởi hương vị ngọt nhẹ và thanh mát, không mang lại cảm giác ngấy hay béo.
Bạn có thể ăn món chè này vào buổi chiều, giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thu các chất và nạp ít calo hơn trong bữa tối. Đây là chìa khóa quan trọng để sớm ngày khôi phục vóc dáng thon gọn, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Để tránh gặp phải những tác dụng phụ khi ăn bí đỏ, bạn bắt buộc phải ghi nhớ kỹ những điều quan trọng sau đây:
Nếu biện pháp giảm cân bằng bí đỏ không mang lại hiệu quả sau 3-6 tháng, bạn nên cân nhắc đến việc can thiệp thẩm mỹ hút mỡ Vaser 4D. Cách này không chỉ giúp bạn xóa sổ mỡ thừa ngay tức thì, mà còn đảm bảo độ an toàn rất cao.
Ăn bí đỏ có béo không? Câu trả lời đã được giải đáp chi tiết, đồng thời giúp bạn nhìn nhận tổng quan về các mẹo giảm mỡ tại nhà. Nếu có thắc mắc về liệu pháp làm đẹp chuyên sâu, bạn hãy liên hệ ngay với bệnh viện Kangnam qua hotline: 1900.6466 nhé!